Thông tin trên được các chuyên gia trao đổi tại hội thảo về sốt xuất huyết (D-MOSS) do Chương trình phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức HR Wallingford phối hợp cùng Bộ Y tế tổ chức ngày 18/11.
Ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, sốt là bệnh lưu hành trên nhiều quốc gia. Đến nay, việc giải quyết sốt tại các quốc gia Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương còn gặp nhiều khó khăn, bởi chưa có vaccine, Thu*c điều trị đặc hiệu. D-MOSS là hệ thống sử dụng các số liệu từ nhiều nguồn khác nhau như ca bệnh, khí tượng thủy văn, độ ẩm, nhiệt độ,… qua đó đưa ra dự đoán tình hình sốt từ 1-6 tháng.
Hiện, đã có 4 tỉnh, thành phố tiến hành thử nghiệm Hệ thống D-MOSS gồm: Hà Nội, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Đồng Nai” -
Đặc biệt, ông Tấn cho biết thêm, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên thử nghiệm Hệ thống D-MOSS. Hệ thống này đã được các chuyên gia y tế quốc tế, WHO, UNDP, Bộ Y tế cùng HR Wallingford phối hợp xây dựng, nhằm tạo ra cơ sở khoa học trong dự báo ở Việt Nam.
Với việc sử dụng số liệu khí tượng, thời tiết thông qua vệ tinh quan sát trái đất, D-MOSS là một sáng kiến mang tính chất khoa học, được kỳ vọng sẽ mang tới công cụ mới trong công tác sớm sốt xuất huyết.
Thời gian tới, với Hệ thống D-MOSS, các nhà hoạch địch chính sách sẽ xây dựng được kế hoạch phòng, chống hiệu quả trong từng khu vực.
Theo ông Darren Lumbroso - Giám đốc Dự án D-MOSS của Tổ chức HR Wallingford, mỗi năm có tới 60 triệu ca mắc trên thế giới. Để chủ động phòng, chống sốt xuất huyết, Hệ thống D-MOSS được xây dựng nhằm cảnh báo sớm dịch bệnh, ước tính khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của dịch trong tương lai theo kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau tới năm 2100.
Đáng chú ý, D-MOSS sẽ đưa ra dự báo về số ca mắc trước 6 tháng cùng các các dự báo về tình hình bệnh dịch hàng tháng.
Hệ thống dự báo là một công cụ hiệu quả để quản lý được xây dựng dựa trên số liệu quan trắc trái đất (vệ tinh) sẵn có trên toàn cầu, được lưu trữ an toàn trên mô hình điện toán đám mây.
Từ đó, đưa ra biện pháp can thiệp sớm giúp giảm số người mắc sốt xuất huyết, đồng thời, giảm gánh nặng kinh tế do gây ra. Sắp tới
Sốt đang gia tăng với mức độ phức tạp và khó lường do tác động của biến đổi khí hậu. Vì thế, với bất cứ quốc gia nào, các công cụ hiện tại cần được bổ sung thêm bằng các công cụ mới, sáng tạo, có tính tương tác giúp kiểm soát và giảm thiểu sự lây truyền rộng hơn của căn bệnh này”.
Minh Thúy