Hô hấp hôm nay

Hen phế quản có thể trị dứt điểm?

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên GD Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương khẳng định, bệnh hen phế quản không thể trị dứt được, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu gia đình tuân theo chế độ điều trị và phòng ngừa của bác sĩ chuyên khoa.

Thưa bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, bé nhà em được bác sĩ khám và kết luận là bị độ 4. Bác sĩ kê uống Singulair và siro Pecton. Hẹn 1 tháng tái khám ạ. Em cho bé uống thấy bé không ho nữa, vậy em có cho bé lên tái khám hay cho bé uống Pecton ạ? Và uống 2 loại đó liên tục trong 1 tháng có sao không ạ? Mong thư bác sớm ạ.

Lê Thị Hiệp

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên GD Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trả lời:

Bạn Lê Thị Hiệp thân mến,

Bệnh hen phế quản không thể trị dứt được, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu gia đình tuân theo chế độ điều trị và phòng ngừa của bác sĩ chuyên khoa.

Đối với hen phế quản nặng thì khó thở, ho khi nghỉ ngơi, cánh mũi phập phồng; trẻ nhỏ không thể bú được; hiện tượng co kéo lồng ngực, mũi ức, hố thượng đòn rất rõ; nhìn môi của trẻ thấy tím tái. Nói hoặc khóc rất khó khăn (chỉ từng từ một). Nghe phổi có ran rít to cả khi trẻ thở ra và hít vào.

Đối với cơn hen phế quản rất nặng (ác tính) thì trẻ khó thở dữ dội, không thể khóc hoặc nói và lúc này nghe phổi không còn thấy ran. Cơn hen xảy ra liên tiếp trong nhiều ngày nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.Trong hen phế quản, nếu có kèm theo sốt thì rất có khả năng trẻ bị viêm đường hô hấp (có thể là hô hấp trên hoặc hô hấp dưới) do vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm hoặc virus).

Mùa lạnh mỗi lần chuẩn bị tắm, rửa cho trẻ nên chuẩn bị một số phương tiện như: quần áo sạch, lò sưởi, điều hòa nóng (nếu có điều kiện) để sau khi tắm, rửa xong là trẻ được tiếp xúc ngay với khí ấm, hạn chế lạnh đột ngột làm cho trẻ dễ bị cảm lạnh và nguy cơ xuất hiện cơn hen phế quản trên trẻ có sẵn tiền sử bị hen.

Đối với trẻ có tiền sử hen phế quản thì không cho trẻ ăn, uống các loại thức ăn có nguy cơ cao xuất hiện cơn hen, trẻ bị dị ứng với thực phẩm nào thì cần kiêng thực phẩm đó. Bố, mẹ và người lớn không nên hút Thu*c trong nhà. Nếu chưa có điều kiện dùng bếp điện, bếp ga thì nên cải tiến bếp đun củi, rơm, rạ bằng loại bếp ít khói. Không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Cần đề phòng có mạt bụi chui trong chăn, gối, đệm bằng cách phơi nắng chăn, gối, đệm mỗi khi có điều kiện. Trong phòng ngủ của trẻ không nên quét nhà bằng chổi mà nên lau bụi bằng khăn ướt, hút bụi bằng máy (nếu có thể).

Về dùng Thu*c cho con, cần được bác sĩ tư vấn và điều trị. Bạn nên cho con đi tái khám để đánh giá mức độ bệnh, mức độ kiểm soát cơn. Khi trẻ bị hen phế quản, ngoài việc điều trị cắt cơn hen còn có điều trị dự phòng. Hai loại Thu*c bạn đang dùng một loại là Thu*c ho, một loại là chống dị ứng, không phải là Thu*c cắt cơn hay dự phòng dùng hen.

Bạn nên cho con đi tái khám sớm, nếu cơn hen thường xuyên xuất hiện thì nên trữ Thu*c cắt cơn trong nhà, phòng các cơn hen cấp nguy hiểm.

Ngoài ra bạn cần cho con khám thêm chuyên khoa Tai Mũi Họng để phát hiện các ổ viêm có trên đương hô hấp để điều trị bạn nhé!

Tổng đài bác sĩ tư vấn miễn cước 1800 5454 35/zalo 0916 561 338.

Trang thông tin khoa học về bệnh hen phế quản www.benhhen.vn

>> Xem thêm:

Dùng Thu*c điều trị hen ở trẻ thế nào cho đúng?

Hen phế quản ở trẻ nhỏ

Phân biệt các Thu*c điều trị hen phế quản

Singulair gây ức chế thần kinh?

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/hen-phe-quan-co-the-tri-dut-diem-n406834.html)

Tin cùng nội dung

  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY