Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Hẹp mạch vành: không thể hết nhưng sống khỏe thì hoàn toàn có thể

Khi nhắc tới bệnh hẹp mạch vành, không thể không nhắc tới những cơn đau thắt ngực, mệt mỏi và nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh với hẹp mạch vành khi hiểu đúng về bệnh.

Khi nào mạch vành được coi là hẹp?

Mảng xơ vữa hình thành ở lòng mạch vành gây tắc hẹp mạch vành( ảnh minh hoạ)

Động mạch vành hay còn gọi là mạch vành tim là hệ thống mạch máu nuôi dưỡng tim. Ở người bệnh hẹp mạch vành, cholesterol trong máu lắng đọng lại trên thành mạch, hình thành nên các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng máu tới cơ tim và gây ra cơn đau thắt ngực. Tắc hẹp mạch vành (suy vành, thiểu năng vành) làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp.

Triệu chứng khi bị hẹp mạch vành

Biểu hiện hẹp mạch vành ở mỗi người có thể khác nhau nhưng điển hình nhất là cơn đau thắt ngực. Người bệnh có cảm giác lồng ngực bị đè nén, bị bóp chặt, đôi khi cảm thấy nhói buốt, bỏng rát rất khó chịu. Cơn đau ngực có thể đau lan ra cổ, hàm, vai và cánh tay.

Một số trường hợp, không xuất hiện triệu chứng đau ngực được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng. Ngoài ra, một số biểu hiện khác của bệnh hẹp vành mà bạn có thể gặp phải như: khó thở, mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn...

Khi hẹp mạch vành cẩn thận với triệu chứng nhồi máu cơ tim

Cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi một đoạn động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn do mảng xơ vữa bị nứt vỡ và hình thành cục máu đông. Các dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim như: đột nhiên bị mệt và cảm thấy lo lắng, bồn chồn; khó thở bất thường; đổ mồ hôi lạnh vùng đầu cổ, buồn nôn và buồn đi cầu; khó chịu ở cổ, hàm, vai và cánh tay; cuối cùng là cơn đau ngực dữ dội không đáp ứng với Thu*c hoặc kéo dài hơn 20 phút mà không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần phải được đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị.

Đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim (ảnh minh hoạ)

Bị hẹp mạch vành lựa chọn đặt stent hay dùng Thu*c?

Không phải ai bị bệnh hẹp động mạch vành cũng cần đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu. Điều trị nội khoa bằng Thu*c vẫn là lựa chọn đầu tiên cho các trường hợp tắc hẹp mạch vành mạn tính.

Sử dụng Thu*c điều trị

Các nhóm Thu*c thường dùng bao gồm:

- Thu*c hạ mỡ máu: giảm cholesterol máu, hạn chế sự phát triển của mảng xơ vữa.

- Thu*c chống đông: ngăn hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

- Thu*c hạ huyết áp: giảm gánh nặng cho tim và ổn định nhịp tim.

- Thu*c giãn mạch: giảm nhanh triệu chứng đau thắt ngực.

Khi nào phải đặt stent

Trong trường hợp mạch vành bị tắc hẹp trên 70% hoặc người bệnh có cơn đau thắt ngực không ổn định, xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, bác sĩ sẽ chỉ định nong mạch và đặt stent. Stent mạch vành sẽ đóng vai trò như một giá đỡ giúp lòng mạch luôn mở rộng và phục hồi lưu thông máu tới cơ tim.

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành

Được thực hiện khi động mạch vành bị tắc nghẽn đoạn dài hoặc tắc tại nhiều vị trí hay tắc nghẽn ở nơi khó đặt stent. Đây là phương pháp mổ hở, giải quyết khá triệt để tình trạng hẹp mạch vành nhưng ít được sử dụng do ẩn chứa nhiều rủi ro nguy hiểm.

Bắc cầu mạch vành là sử dụng một đoạn tĩnh mạch nối qua đoạn mạch máu bị tắc hẹp (ảnh minh hoạ)

4 Phương pháp không dùng Thu*c

Cùng với Thu*c điều trị, phương pháp không dùng Thu*c bao gồm: giảm cân (nếu dư cân), điều chỉnh chế độ ăn, thường xuyên tập thể dục, kiểm soát căng thẳng sẽ góp phần cải thiện đáng kể căn bệnh này.

Quản lý căng thẳng hiệu quả

Giữ tâm lý thoải mái giúp giảm nguy cơ co mạch, tăng huyết áp, nứt vỡ mảng xơ vữa. Vì vậy người bệnh cần hạn chế tối đa căng thẳng, stress bằng cách nghe nhạc, câu cá, tập thiền, Yoga, tập hít sâu thở chậm…

Năng tập thể dục giúp giảm rủi ro

Đi bộ 30 phút mỗi ngày là cách đơn giản nhất giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ mạch vành (hệ mạch máu mới hình thành ngay dưới điểm tắc hẹp). Từ đó tăng lượng máu tới tim, phòng ngừa được các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Bạn nên bắt đầu với quãng đường ngắn và mức độ gắng sức vừa phải, sau đó tăng dần lên theo thời gian. Tập luyện thể dục cũng là cách để bạn kiểm soát tốt cân nặng, giảm cholesterol trong máu và giảm thiểu nguy cơ khiến bệnh trở nặng.

Dinh dưỡng và thay đổi lối sống

Điều quan trọng nhất trong chế độ ăn đó là hạn chế cholesterol xấu. Vì vậy, bạn cần tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol xấu như mỡ, nội tạng động vật, thay vào đó là cá, thịt gia cầm. Nên ăn nhiều rau củ quả, dùng gạo lứt thay cho gạo trắng.

Thay đổi lối sống cần bắt đầu bằng cách thay đổi những thói quen có hại như từ bỏ chất kích thích, dừng hút Thu*c lá (Thu*c lá gây co thắt vành).

Sử dụng thảo dược

Sử dụng thảo dược giúp làm tăng lưu thông máu đến tim, tiêu cục máu đông hay giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa mạch không phải là mới ở các nước Á Đông. Trong vài thập niên trở lại đây, các nhà nghiên cứu dược học trên thế giới đã bị thuyết phục bởi các bằng chứng nghiên cứu về vai trò hỗ trợ của các thảo dược trong một số sản phẩm hỗ trợ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng tim mạch.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hep-mach-vanh-khong-the-het-nhung-song-khoe-thi-hoan-toan-co-the-n158089.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim) được gây ra khi lòng động mạch bị hẹp hay tắt nghẽn, thường do xơ vữa động mạch. Với những triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở Mỹ và các nước phát triển.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY