Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Hẹp van tim 2 lá, không biết bệnh có di truyền sang con?

Cháu muốn hỏi bệnh tình của cháu có bị di truyền sang con không? Và quá trình sinh nở của cháu có bị ảnh hưởng và nguy hiểm gì không?

Kính gửi các bác sĩ!

Cháu năm nay 29 tuổi đang có em bé ở tuần thứ 23. Cháu có tiền sử bị hẹp van 2 lá, năm 2005 cháu đã nong van tim tại BV Bạch Mai.

Từ khi nong đến nay, sức khỏe cháu tốt, cháu muốn hỏi bệnh tình của cháu có bị di truyền sang con không? Và quá trình sinh nở của cháu có bị ảnh hưởng và nguy hiểm gì không? Cháu muốn đi khám mà không có chỗ nào khám ngoài giờ, công việc của cháu không xin nghỉ được, mong bác sĩ tư vấn và trả lời giúp cháu ạ. Cháu xin chân thành cảm ơn nhiều ạ!

(Hoa - Đống Đa, Hà Nội)

Hoa thân mến,

Trước đây, những phụ nữ phát hiện mắc bệnh tim, đặc biệt là các bệnh được xem như có “số phận nghiệt ngã”. Lời khuyên dành họ là không nên lập gia đình, nếu lập gia đình thì đừng nên có con vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Ngày nay, sự tiến bộ của y học đã và đang làm thay đổi dần “số phận” của họ. Họ vẫn có thể thực hiện được thiên chức làm mẹ nếu biết cách chăm sóc và điều trị bệnh kịp thời, cuộc sống của họ cũng tốt đẹp không kém những người phụ nữ bình thường. Và dường như AloBacsi cảm thấy em cũng là một trong những phụ nữ may mắn nói trên.

Em có tiền sử bị 2 lá và đã được nong van vào năm 2005, hiện giờ em có thai 23 tuần nhưng sức khỏe ổn định là tốt rồi.

Bệnh hẹp van 2 lá nguyên nhân thường do di chứng của thấp tim chứ không do nên em cứ yên tâm, không sợ bệnh sang con.

Thời gian chuyển dạ của em có thể được rút ngắn bằng các dụng cụ hỗ trợ (forcep, giác hút) và cũng có thể được can thiệp bằng phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe của mẹ và con. Tùy tình trạng sức khỏe của em và thai nhi lúc đó mà các BS chuyên khoa sẽ có chỉ định thích hợp.

“Em muốn đi khám mà không có chỗ nào khám ngoài giờ”, và công việc của em “không xin nghỉ được”! Với hoàn cảnh như em hiện nay, thì AloBacsi khuyên em hãy ưu tiên bảo vệ sức khỏe cho mình và đứa con trong bụng lên hàng đầu.

Em hãy cố sắp xếp công việc, dành thời gian đến các cơ sở y tế có trang thiết bị hiện đại và có đội ngũ BS có chuyên môn cao về Sản khoa và Tim mạch để đựợc khám và theo dõi, và có hướng xử trí kịp thời. Có như thế thì điều mà em ước ao là “mẹ tròn con vuông” sẽ dễ dàng trở thành sự thực đúng không nào?

Thân ái chào em! BS chuyên khoa của AloBacsi

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/hep-van-tim-2-la-khong-biet-benh-co-di-truyen-sang-con-n73650.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Cháu muốn sang BV Bạch Mai xét nghiệm máu để biết bệnh Viêm gan B thì chi phí có cao không ạ? Khoảng bao nhiêu ạ? Cháu có bảo hiểm ở BV Tuệ Tĩnh sang đó có được hưởng không ạ? Cháu cảm ơn ạ!
  • Tết này gia đình tôi lên Đà Lạt ăn tết với bên ngoại. Vợ tôi đang mang bầu, dự sinh sau tết vài ngày, lúc đó thì chúng tôi đã về Sài Gòn. Nhưng nếu lỡ cô ấy chuyển dạ ở Lâm Đồng luôn thì tôi nên đưa vợ đi sinh ở đâu? Tôi muốn tìm một bệnh viện có dịch vụ tốt và giá cả để chuẩn bị. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Hoàng - hoang.le…@yahoo.com)
  • Chào Mangyte, Tôi bị bệnh tim, hở van tim 2 lá 4/4; van tim 3 lá hở 2/4. Tôi đã phẫu thuật xong và bác sĩ đã đặt 2 vòng van nhân tạo vào hai van tim của tôi, song trong quá trình hồi sức sau phẫu thuật cho tôi thì phổi của tôi bị xẹp nên bác sĩ đã phải sử dụng thêm 1 bộ phổi nhân tạo.
  • Chào Mangyte, Bố em có các triệu chứng như ho lâu không khỏi, khó thở, thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng... Em thấy có thông tin BV Bạch Mai có khám và tư vấn miễn phí cho những người bị ho lâu khônhg khỏi nhưng không rõ cụ thể như thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn thêm cho em một số thông tin. Trân trọng. (Nông Hoàng Chiến - Nam Định)
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY