Bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM, cho biết nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ là do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian tử cung chật hẹp của mẹ hoặc cấu tạo tế bào gốc thành mạch rốn không đủ, cấu trúc dây rốn yếu, quá nhiều nước ối, dây rốn dài bất thường, thai đôi hoặc đa thai.
Tràng hoa quấn cổ có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ, trong thời gian chuyển dạ hoặc khi sinh. Ảnh: Health Reflect |
Hiện tượng quấn xung quanh cổ thai nhi khá phổ biến nhưng thông thường em bé chỉ bị quấn 1-2 vòng, không ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu và không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên trong trường hợp em bé bị quấn trên 3 vòng có thể làm cho mạnh máu bị nén lại, hạn chế tuần hoàn máu đến thai nhi, thiếu máu não và oxy, thậm chí Tu vong cho thai. Khi quấn cổ nhiều vòng có thể khiến đầu thai nhi cúi, không tốt cản trở việc sinh qua đường *m đ*o.
Đa số trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi có thể sinh thường và bé vẫn khỏe nhưng người mẹ cần theo dõi kỹ cử động thai. Khi siêu âm thai, bác sĩ sẽ phát hiện được bé có bị dây rốn quấn cổ hay không và theo dõi đến khi sinh em bé thành công. Trong đó, siêu âm Doppler màu có thể đánh giá lưu lượng máu từ mẹ đến thai qua động mạch rốn, ngoài ra cũng có thể xem được số vòng dây rốn quấn cổ thai nhi. Nếu lượng máu từ mẹ qua thai bị giảm thì ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, còn nếu số vòng rốn quấn nhiều làm đầu thai nhi ngửa ra sẽ ảnh hưởng đến việc sanh ngã *m đ*o.
Để tránh gặp hiện tượng này, phụ nữ có thai nên chú ý có những hoạt động nhẹ nhàng, tránh lao động nặng, hoạt động quá sức hay tập thể thao cường độ cao. Nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ phải theo dõi những chuyển động của bé, quá ít hoặc quá nhiều chuyển động cũng có thể là dấu hiệu xấu và cần đến bệnh viện kiểm tra kịp thời. Nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn.
Chủ đề liên quan:
dây rốn dây rốn quấn cổ dây rốn quấn cổ thai nhi hiện tượng sanh ngả âm đạo thai nhi tràng hoa quấn cổ