Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hiểu cơ thể sẽ giúp ta chủ động đón tuổi già hạnh phúc, an nhiên

Nhiều người thường lo âu khi thấy các dấu hiệu tuổi già kéo tới: Xương khớp yếu đi, ăn uống khó tiêu, giấc ngủ chập chờn, tóc bạc, da nhăn, chưa kể các thay đổi về tâm lý. Trên thực tế, già đi là quy luật tất yếu, không thể tránh khỏi.

Nhưng nếu chuẩn bị tốt, hiểu cơ thể, biết cách bổ trợ cho cơ thể, ta có thể đón tuổi già một cách thoải mái, vui tươi.

Gerald manley hopkins nói: "bất cứ ai cũng có phần tươi trẻ nhất ẩn sâu bên dưới mọi thứ". để tìm được "phần tươi trẻ" ở độ tuổi 50, 60 hay 70, 80, điều quan trọng nhất là ta cần hiểu rõ cơ thể của mình. việc tường tận các vấn đề sức khỏe thường gặp, tìm được hướng khắc phục những trở ngại về xương khớp, tim mạch, tiêu hóa…, sẽ giúp mỗi người "chung sống" với tuổi già một cách hạnh phúc, an nhiên. dưới đây là một số điều căn bản về sức khỏe tuổi già chúng ta cần nắm vững.

Hiểu cơ thể sẽ giúp ta chủ động đón tuổi già hạnh phúc, an nhiên - Ảnh 1.

Những thay đổi bên ngoài cơ thể

Sự thay đổi về ngoại hình rất dễ nhận ra khi tuổi tác ngày càng cao. Khi lớn tuổi, thân hình chúng ta khó giữ được sự cân đối. Làn da, mái tóc không còn tươi trẻ như thuở thanh xuân. Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc, quá trình lão hoá có thể diễn ra chậm hơn. Sau đây là những thay đổi cụ thể:

Làn da: Theo thời gian, da giảm độ đàn hồi, khô hơn và có nhiều nếp nhăn, có thể xuất hiện các đốm đồi mồi.

Lông - Tóc - Móng: Sẽ mọc chậm và có xu hướng thưa hơn, không chỉ ở trên đầu mà còn ở vùng da dưới cánh tay và V*ng k*n.

Cân nặng và vòng eo: số đo của vòng eo và cân nặng tăng lên rõ rệt, đặc biệt ở những năm trung niên. đây là điều rất khó tránh khỏi vì nó liên quan đến quy luật chuyển hóa năng lượng và kết cấu cơ thể theo tuổi tác.

Chiều cao: Ở người lớn tuổi, chiều cao sẽ giảm so với thời thanh niên. Đây là điều bình thường vì khi đó, xương sống và các đĩa đệm cột sống xẹp lại ít nhiều.

Những thay đổi từ bên trong cơ thể

Những thay đổi về ngoại hình là dấu hiệu cho ta biết, tuổi già đã chạm đến chúng ta. tuy vậy, những thay đổi bên ngoài chủ yếu bắt nguồn từ sự lão hóa của các tế bào và các bộ phận bên trong cơ thể.

Xương: Xương người già thường trở nên giòn hơn và không còn chắc khỏe như thời trẻ. Chúng ta có thể làm chậm tình trạng lão hóa xương cũng như giảm nguy cơ bị loãng xương, bằng cách tập thể dục hợp lý thường xuyên; bổ sung đủ canxi và vitamin D; bên cạnh tránh các thói quen làm xương yếu đi như hút Thu*c, uống rượu bia…

Trao đổi chất và nhu cầu năng lượng: khi lớn tuổi, cơ thể cần ít năng lượng hơn, do đó quá trình trao đổi chất cũng chậm lại. sự thay đổi các nội tiết tố và quá trình lão hóa, làm tăng lượng mỡ và làm giảm thể tích, khối lượng cơ. do đó, chúng ta cần tăng cường vận động thể lực, để cơ thể tiêu thụ nhiều năng lượng, đồng thời kiểm soát tốt thành phần dinh dưỡng hàng ngày. nên ăn nhiều ngũ cốc, rau củ, trái cây, chất đạm từ thịt nạc và giảm hàm lượng chất béo trong mỗi bữa ăn.

Trí nhớ: Trí nhớ sẽ giảm dần khi tuổi tác tăng cao. Hãy rèn luyện để duy trì trí nhớ ở mức tốt nhất bằng cách tham gia vào các hoạt động xã hội, để kích thích não bộ hoạt động hiệu quả. Tự rèn luyện bản thân bằng việc học và làm những điều mới mẻ, năng vận động để tăng lượng máu và ô-xy lên não.

Tim và sự tuần hoàn máu: hoạt động của tim sẽ không duy trì được hiệu quả khi bản thân cơ tim, cơ thể và các tế bào già đi. cứ sau mỗi mười năm, tim sẽ suy giảm sức bền và bạn có thể nhận ra điều đó. để bảo vệ tim, chúng ta cần duy trì lối sống lành mạnh, cung cấp nguồn dưỡng chất bảo vệ trái tim khỏe như axit béo omega - 3, dha, sterol ester thực vật…

Các bệnh thường gặp ở người già

Cơ thể lão hóa có thể bị một số bệnh tấn công. Khi bước vào tuổi 50, bạn nên thận trọng hơn khi xem xét các dấu hiệu bệnh lý có liên quan đến người cao tuổi sau:

• Lượng đường trong máu cao bất thường (có thể insulin giảm sút về chất và lượng)

• Các khối u; điểm đau; bất thường ăn uống – tiêu tiểu… có thể đến từ bệnh ung thư (như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng và ung thư da).

• Căng thẳng, trầm cảm, thường xuyên lo lắng, cùng các triệu chứng tổn thương tinh thần khác.

• Cơn đau ngực thoáng qua; khó thở; hồi hộp đánh trống ngực, chân phù…: Bạn cần trao đổi với bác sĩ thật kỹ về tình trạng tim mạch, nhất là về tác dụng và tác dụng phụ của các loại Thu*c đang sử dụng.

• Tăng/giảm huyết áp đều là những dấu hiệu cần lưu ý, vì chúng đều có thể có liên quan đến tình trạng tim mạch và đột quỵ.

• Bệnh đau nhức xương/khớp có thể đến từ loãng xương, tế bào xương lão hoá, thiếu canxi…

Bước vào giai đoạn lão niên, bạn cần duy trì việc tầm soát sức khỏe định kỳ, đồng thời áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý, bổ dưỡng, bên cạnh kết hợp với rèn luyện thể thao, tuân thủ một lối sống lành mạnh. Và bổ sung 2 ly sữa Vinamilk Sure Prevent Gold mỗi ngày để hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và toàn diện với canxi, collagen thủy phân cho xương khớp khỏe, omega3 - DHA hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Tất cả là vì sức khỏe của chính bạn.

Hiểu cơ thể sẽ giúp ta chủ động đón tuổi già hạnh phúc, an nhiên - Ảnh 2.

Xem thêm thông tin sản phẩm Vinamilk Sure Prevent Gold: TẠI ĐÂY

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Địa chỉ: 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/hieu-co-the-se-giup-ta-chu-dong-don-tuoi-gia-hanh-phuc-an-nhien-20201213085345687.chn)

Chủ đề liên quan:

An nhiên chủ động cơ thể tuổi già

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY