Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Hiểu hơn về cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Cảm lạnh là tình trạng nhiễm bệnh do vi rút đường hô hấp trên gây ra. Bạn cần nắm rõ những thông tin về bệnh cũng như cách điều trị để loại bỏ tận gốc...

cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm do virus của đường hô hấp trên gây ra. bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến cổ họng, xoang và mũi. triệu chứng cảm lạnh điển hình như hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng, sốt,… thường xuất hiện ít hơn 2 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút.

I. Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên làm ảnh hưởng đến mũi và họng. bệnh xảy ra chủ yếu là do vi rút. theo thống kê, có hơn 200 chủng vi rút có liên quan đến việc gây cảm lạnh thông thường, trong đó vi rút rhovirus là loại phổ biến nhất. chúng lây lan qua không khí khi tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh, sau đó chuyển vào mũi và miệng người không mắc bệnh. hoặc rhovirus có thể lây truyền bệnh gián tiếp bằng cách tiếp xúc với vật thể trong môi trường rồi chuyển sang cho người.

Ngoài loại vi rút này ra, một số chủng vi rút khác có thể gây cảm lạnh thông thường như:

    Coronavirus.

Theo các chuyên gia y tế, cảm lạnh có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. người lớn có sức đề kháng cao cũng có thể bị bệnh hàng năm. tuy nhiên, trẻ em dưới 6 tuổi lại chính là đối tượng có nguy cơ bị cảm lạnh cao nhất.

Nhìn chung, cảm lạnh có thể là một căn bệnh không quá nguy hiểm. và hầu hết mọi người đều khỏi bệnh sau đó một tuần hoặc 10 ngày. tuy nhiên, các triệu chứng của cảm lạnh thường khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu. vì vậy, để chấm dứt tình trạng đó, bệnh nhân nên điều trị cảm lạnh dứt điểm ngay từ đầu.

II. Triệu chứng cảm lạnh là gì?

Các triệu chứng của cảm lạnh thường xuất hiện từ một đến ba ngày sau khi tiếp xúc với vi rút gây cảm lạnh. các dấu hiệu nhận biết ở mỗi người có thể biểu hiện không giống nhau nhưng chủ yếu bao gồm các triệu chứng sau:

    Sổ nước mũi, dịch mũi ban đầu có màu trong sau đó có thể chuyển sang màng vàng hoặc xanh lá cây.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Với người lớn, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc từ y tế nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau:

    Sốt trên 38 độ C.

Còn đối với trẻ em, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ có những biểu hiện này:

    Sốt cao trên 38 độ C ở trẻ sơ sinh và trẻ 12 tuần tuổi.

III. Nguyên nhân gây cảm lạnh

Như đã đề cập ở trên, cảm lạnh thông thường là do vi rút gây ra. và loại vi rút gây bệnh phổ biến nhất là virut rhovirus (chiếm 80%). ngoài ra, còn có một số loại khác như:

    Picornavirus.

Những loại vi rút này gây bệnh bằng cách xâm nhập vào cơ thể người qua mắt, miệng và mũi. chúng cũng có thể lây lan trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. bên cạnh đó, vi rút cũng có thể lây lan khi tiếp xúc bằng tay với người bệnh hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, muỗng, đũa, chén, điện thoại,.. ngoài ra, bạn cũng có thể bị cảm lạnh nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh bằng cách chạm vào mắt, miệng, mũi hoặc hôn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm cảm lạnh:

Người bệnh có thể bị cảm lạnh thông qua những yếu tố sau đây:

    Hệ miễn dịch kém: Phần lớn các bằng chứng cho thấy rằng, trẻ em và những người có hệ miễn dịch bị suy yếu thường không có sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Chính vì vậy, những đối tượng này thường có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh khá cao sau khi tiếp xúc với vi rút.

IV. Biến chứng của bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh tuy vô hại nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

    Nhiễm trùng tai cấp tính: Thông thường, thuật ngữ y học hay gọi là bệnh viêm tai giữa. Tình trạng này xảy ra là do vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ gây tổn thương dẫn đến viêm. Triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai giữa bao gồm đau tai, chảy dịch mủ (thường có màu vàng hoặc xanh lá cây do nhiễm trùng), sốt trở lại sau khi bị cảm lạnh.

V. Chẩn đoán và điều trị bệnh cảm lạnh thông thường

Dựa vào triệu chứng và dấu hiệu, nhân viên y tế có thể chẩn đoán được bệnh cảm lạnh. tuy nhiên, nếu nghi ngờ bệnh do vi khuẩn gây ra hoặc nguyên nhân khác, họ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp x – quang ngực hoặc thực hiện một vài xét nghiệm liên quan. sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

1/ Điều trị bệnh cảm lạnh bằng Thu*c

Thông thường, không có cách chữa cảm lạnh nhưng có cách giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Thu*c kháng sinh thường không có tác dụng trong việc chống vi rút gây bệnh. và nó cũng không được khuyến khích sử dụng trừ khi cảm lạnh có nhiễm vi khuẩn. do đó, để cải thiện tình trạng bệnh, bạn có thể sử dụng một số loại Thu*c điều trị cảm lạnh dưới đây:

#. Thu*c giảm đau 

Đối với trường hợp cảm lạnh gây đau đầu, sốt hoặc đau họng, người bệnh có thể dùng acetaminophen (tylenol và feverall của trẻ sơ sinh) hoặc một số loại Thu*c giảm đau nhẹ như ibuprofen (motrin infant, advil pedil và những loại khác). tuy nhiên, bệnh nhân chỉ nên dùng acetaminophen trong thời gian ngắn. vì là Thu*c không kê đơn, nên bệnh nhân cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn in trên bao bì để tránh tác dụng phụ.

Tuyệt đối không dùng Thu*c aspirin để chữa cảm lạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên. bởi Thu*c này có liên quan đến hội chứng reye, một tình trạng bệnh hiếm gặp nhưng có thể đe dọa đến tính mạng trẻ.

#. Thu*c xịt mũi thông mũi

Bệnh nhân có thể dùng Thu*c xịt mũi thông mũi để làm giảm triệu chứng tắt nghẽn mũi. tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng tối đa trong vòng 5 ngày. sử dụng Thu*c kéo dài có thể làm giảm tác dụng điều trị của Thu*c về sau. đối với trẻ em dưới 6 tuổi, cha mẹ không nên sử dụng Thu*c nhỏ hoặc xịt để điều trị cảm lạnh.

#. Siro ho

Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm hoa kỳ (fda) và học viện nhi khoa hoa kỳ khuyến cáo không nên dùng Thu*c cảm lạnh không kê đơn và Thu*c ho để trị bệnh cho trẻ em dưới 4 tuổi. bởi không có bằng chứng nào chứng minh Thu*c an toàn đối với trẻ. chính vì vậy, sử dụng siro ho có thể được xem là giải pháp an toàn và hữu ích nhất. tuy nhiên, cha mẹ nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

2/ Điều trị bị cảm lạnh bằng cách thay đổi lối sống

Thay đổi thói quen sống với chế độ ăn uống lành mạnh, phân bổ thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý là một trong những biện pháp được ưu tiên hàng đầu, giúp làm giảm triệu chứng bệnh. ví dụ như:

    Nghỉ ngơi nhiều: Cảm lạnh thường gây sốt và khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi. Việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể tái tạo năng lượng mới, hỗ trợ phục hồi bệnh nhanh chóng. Đồng thời, nghỉ ngơi cũng là cách giúp làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác.

3/ Liệu pháp thay thế

Ngoài các biện pháp kể trên, người bệnh có thể lựa chọn một số phương pháp điều trị cảm lạnh phổ biến sau đây:

    Dùng vitamin C: Dường như bổ sung vitamin C thường không giúp trị dứt điểm triệu chứng cảm lạnh. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin C đúng cách phần lớn giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh. Không những thế, chúng còn giúp người bình thường phòng tránh bệnh cảm lạnh.

VI. Phòng ngừa cảm lạnh

Không có vắc-xin cho cảm lạnh thông thường nhưng người bệnh có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây để làm chậm sự lây lan của vi rút gây bệnh:

    Vệ sinh tay sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên là cách giúp loại bỏ và hạn chế sự lây lan của vi rút gây cảm lạnh. Tuy nhiên, chỉ rửa tay bằng nước sạch không giúp tiêu diệt vi rút, vi khuẩn tồn tại trên bàn tay. Tốt nhất, bạn nên vệ sinh tay bằng xà phòng có tính chất khử khuẩn hay sử dụng chất khử trùng.

Ngoài ra, một trong những cách duy nhất để tự bảo vệ bản thân khỏi cảm lạnh là người bệnh không nên tiếp xúc gần với người bị bệnh. bên cạnh đó, để tránh cảm lạnh, bạn đừng quên xây dựng chế độ ăn và tập luyện khoa học.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên cũng như chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cam-lanh)

Tin cùng nội dung

  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY