Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Hình ảnh bé trai kiễng chân hôn mẹ đang nằm hồi sức sau mổ đẻ khiến bao mẹ sinh con thứ 2 thấy rưng rưng xúc động

Xót xa, thương cảm và nghĩ ngay đến cảnh nhà mình lúc sinh con thứ, đó là cảm giác chung của hàng nghìn bà mẹ khi xem những bức ảnh này.

Nếu như lần đầu sinh con, các mẹ dành toàn bộ sự lo lắng, hồi hộp cho cuộc sinh nở thì khi sinh con thứ, ngoài nỗi lo về cuộc vượt cạn, có một nỗi đau đáu khác mà biết bao bà mẹ trải qua đó là lo lắng không biết con lớn sẽ ở nhà với ai, có khóc nhớ đòi mẹ không? Nỗi lo này càng nhân lên gấp bội khi các mẹ sinh hai con gần nhau, tức là khi sinh con thứ, con lớn vẫn còn rất nhỏ, quen với sự bế bồng, chăm bẵm và âu yếm của mẹ.

Chính vì lẽ đó, khi xem những hình ảnh chụp lại cảnh con trai lớn ôm hôn mẹ đang nằm trên giường hồi sức sau ca sinh mổ con nhỏ của người mẹ trẻ Thu Trang (sinh năm 1998, hiện đang sinh sống tại Hà Nội), ai ai cũng thấy rưng rưng xúc động. Không những thế, nhìn kĩ mọi người còn thấy bé trai đang dán miếng dán hạ sốt trên trán. Quả thật với bất cứ bà mẹ nào, đi sinh khi con lớn đang ốm, không được ở bên chăm sóc, an ủi con, nỗi lo còn gấp đôi, gấp ba.

Minh Quân - con trai lớn nhẹ nhàng cúi xuống thơm mẹ còn đang nằm trên giường hồi sức sau khi sinh mổ.

Được biết chị Thu Trang mới sinh bé thứ hai cách đây hơn 2 tuần, trong khi con trai lớn là Minh Quân mới được 22 tháng tuổi. Sinh hai con rất gần nhau nên chị Trang cũng từng rất lo lắng trước cảnh phải vào viện sinh em mà con trai lớn không được đi cùng.

"Mình sinh bé thứ 2 khi bé lớn mới được 22 tháng tuổi. Hôm ấy mình nhập viện khá là bất ngờ, mới mang bầu tuần thứ 35 thì buổi chiều tự nhiên đau bụng, vào viện khám bác sĩ bảo nhập viện mổ gấp vì tử cung sắp vỡ mất, nếu vỡ tử cung sẽ nguy hiểm cả mẹ lẫn con.

Trong khi đó bé lớn nhà mình đã ốm được 2, 3 hôm rồi. Bé bị ho rồi sốt. Thấy mẹ đau bụng liền chạy vào xoa xoa bụng mẹ rồi thơm mẹ, thương lắm, cứ đòi vào viện cùng mẹ nhưng không được, đành ở nhà với cô của bé.

Mình nhập viện, nằm trên bàn mổ mà vừa khóc vừa sợ hãi. Sợ anh cả ở nhà không biết có khóc không, có ăn không vì mấy hôm bé ốm đã chẳng ăn gì rồi, giờ không có mẹ ở bên nữa... Rồi lo không biết ca mổ có diễn ra tốt đẹp không, con có khỏe mạnh bình an không...", bà mẹ trẻ nhớ lại.

Chia sẻ thêm về lần sinh nở mới đây, chị Thu Trang kể, 2 lần sinh con, chị đều sinh non, bé đầu là 36 tuần, bé sau là 35 tuần. Có một sự trùng hợp là 2 anh em sinh cùng ngày, chỉ khác tháng. Khi con trai lớn mới được 11 tháng thì bà mẹ trẻ mang bầu tiếp, vì tử cung mỏng nên bác sĩ nói khá nguy hiểm, từ 7 tháng đã phải nằm một chỗ để dưỡng thai, không thể tự tay chăm sóc con lớn. Đến lúc đi sinh cũng là nhập viện trong tình trạng hoàn toàn bất ngờ và khá nguy cấp.

May mắn thay ca sinh nở diễn ra thuận lợi. Bé gái Minh Anh chào đời khỏe mạnh, vì hơi nhỏ nên bé phải nằm lồng kính chăm sóc. Từ phòng hậu phẫu về, chị Thu Trang đã thấy con trai lớn đứng đợi sẵn. Vừa nhìn thấy mẹ nằm trên giường, tay bị tiêm chảy máu, Minh Quân chạy lại thơm mẹ rồi khóc nức nở, xoa xoa thổi thổi tay cho mẹ. Thấy y tá tiêm cho mẹ, bé còn khóc to hơn không cho cô tiêm nữa. "Lúc ấy nhìn con thương lắm. Con còn nhỏ nhưng rất hiểu chuyện và tình cảm", Thu Trang tâm sự.

Bé gái Minh Anh xinh xắn như thiên thần nhỏ lúc mới chào đời.

Rồi mọi lo lắng, nguy hiểm đã trôi qua. Sau những ngày nằm viện, bà mẹ trẻ được cùng con gái về nhà. Trộm vía cả hai con đều ngoan ngoãn, nề nếp, lại có người nhà đỡ đần nên tuy đẻ dày nhưng chị Trang không vất vả nhiều.

Tự hào về cậu con trai đầy tình cảm của mình, bà mẹ trẻ kể: "Tuy ít tuổi nhưng con đã biết giúp đỡ mẹ kha khá việc. Hễ thấy mẹ bận ngồi vắt sữa mà em quấy khóc là anh chạy ra dỗ em hay lấy bình sữa cho em ngay. Rồi thấy quần áo của em mà mẹ chưa kịp thu dọn, anh cũng cất gọn gàng vào tủ. Thi thoảng, mẹ bày ra phòng toàn giấy, anh còn nhặt từng cái vứt vào thùng rác. Hay khi em thức, con còn bế em trò chuyện... Nhìn thấy các con như vậy, mọi lo lắng, mệt mỏi với mình cũng đều tan biến hết".

Mới 22 tháng tuổi nhưng Minh Quân rất ra dáng anh cả, biết bế em khéo léo.

Khi ngủ cũng không muốn rời em nửa bước.

Có lẽ những cảm xúc, suy nghĩ của chị Thu Trang cũng là tâm trạng chung của những bà mẹ khi sinh con thứ 2. Biết rằng đẻ dầy sẽ thiệt thòi cho cả con lớn và con nhỏ, nhưng nếu may mắn được sự giúp đỡ từ phía gia đình, các con đều ngoan, biết chia sẻ và yêu thương lẫn nhau, những điều đó sẽ san sẻ phần nào gánh nặng cho các bà mẹ. Và chắc chắn rằng, niềm hạnh phúc khi ngắm nhìn các con chơi đùa, cùng nhau khôn lớn sẽ khiến các bà mẹ cảm thấy như được đánh đổi tất cả.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/hinh-anh-be-trai-22-thang-tuoi-hon-me-dang-nam-hoi-suc-sau-mo-de-khien-bao-me-sinh-con-thu-2-thay-rung-rung-xuc-dong-20200624122917024.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Vì nghỉ hưu sớm nên bà Dương cảm thấy quá nhàn rỗi và quyết định sinh thêm con thứ 2 bất chấp sự phản đối của con gái đầu lòng.
  • Việc mang thai, sinh con thường diễn ra sau tuổi dậy thì chín muồi, nhưng y văn thế giới còn đề cập đến một kỷ lục “xưa nay hiếm”, diễn ra cách đây gần 8 thập kỷ, người mẹ sinh con khi mới hơn 5 tuổi.
  • GiadinhNet - Hàng trăm bác sĩ các bệnh viện Trung ương dốc sức cứu người mẹ trẻ ung thư quyết giữ thai để sinh con. Y bác sĩ chăm sóc đêm ngày khiến cậu bé tỉnh dậy sau 2 năm hôn mê. Bác sĩ hợp lực chăm sóc cô bé 4 tuổi bơ vơ sau vụ T*i n*n. Nhân viên y tế “tung quân” tìm cha mẹ cách hàng nghìn cây số cho cô gái trẻ bị T*i n*n… Đó là những câu chuyện đầy tình người bên giường bệnh trong năm qua.
  • (MangYTe) - Những lời thổn thức đau đớn như cắt từng khúc ruột của người mẹ đang khuyên đứa con của mình gánh căn bệnh tim bẩm sinh phức tạp khiến chúng tôi cũng không khỏi xót xa thay cho chị. Không tiền, không nơi bấu víu, chị chỉ biết cầu nguyện một phép màu cho con.
  • (MangYTe) - “Em ch*t thì yên phận mình, nhưng còn hai đứa con nhỏ chúng biết nương nhờ vào ai. Những lúc bệnh hành hạ, em ôm ngực nằm gục, hai đứa nhỏ cứ ôm ghì lấy mẹ thi nhau khóc. Hình ảnh chúng ám ảnh tâm trí khiến em sợ không còn cơ hội gặp lại con”.
  • (MangYTe) - Chị Đoàn Thị Thanh Nga (32 tuổi, trú khóm Cao Việt, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) phải gánh nỗi buồn chất chứa khi con trai đầu đã ch*t, hai con trai sau cũng đang trong tình trạng nguy hiểm ch*t người với căn bệnh tương tự là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
  • (MangYTe) - “Khổ đến cùng cực” là câu nói của những người bà con, hàng xóm dành cho gia đình chị Lệ cùng 3 người con gồm Ngọc, Kiệt, Tạo. Định kỳ mỗi tháng, các em lại phải thay nhau đến bệnh viện để chuyền máu nhằm duy trì sự sống.
  • (MangYTe) - Dù bác sĩ nỗ lực cứu chữa, nhưng tình trạng suy đa cơ quan do bệnh lupus ban đỏ hệ thống đã cướp đi sinh mạng người mẹ trẻ. Để hỗ trợ chăm sóc đứa con nhỏ mới hơn 4 tuổi của chị, báo ADZ đã trao hơn 28 triệu đồng bạn đọc giúp đỡ gia đình.
  • Đêm trước khi phẫu thuật, người mẹ trẻ không ngủ, cứ ngồi bên giường bệnh giữ chặt tay đứa con gái 11 tuổi. Chị sợ đứa con bé nhỏ của mình trong ca mổ ngày mai sẽ không bao giờ tỉnh dậy nữa!
  • Bệnh nhân mắc bệnh rất nặng và đây và một căn bệnh hiếm gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. BN cần phải thay huyết tương 15-20 lần, chi phí khoảng 15-20 triệu/lần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY