Vận động trị liệu hôm nay

Khoa có nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng mọi biện pháp y học, tâm lý học, kỹ thuật phục hồi kết hợp với giáo dục, xã hội,... nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất đi do khiếm khuyết và suy giảm khả năng, do hậu chứng sau những bệnh lý như tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa… Các bệnh trạng thường gặp tại khoa Vận động trị liệu như: tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa…

Hở van động mạch chủ, những thông quan trọng cần nắm rõ

Hở van động mạch chủ nguy hiểm nhất trong số các van tim bị hở và hầu như người bệnh đều phải thay van tim. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giải tỏa nỗi lo và trì hoãn thay van nếu hiểu về bệnh, phát hiện bệnh sớm và tối ưu chữa trị.

Hiểu đúng về hở van động mạch chủ

Van động mạch chủ là van tim nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ, có nhiệm vụ kiểm soát dòng máu được bơm ra khỏi tim theo một chiều cố định. Hở là tình trạng van đóng không kín, dẫn đến một phần máu bị trào ngược trở về tim sau khi đã vào động mạch chủ. Mức độ hở van càng lớn, lượng máu trào ngược vào tim càng nhiều và mức độ nguy hiểm càng cao.

Hở van động mạch chủ nguyên nhân là do đâu?

Van động mạch chủ bị hở do van tim bị vôi hóa (ảnh minh họa)

Bệnh thấp tim làm cho lá van bị dày và co rút lại - đây là nguyên nhân chủ yếu gây hở van. Các nguyên nhân khác có thể là do bẩm sinh (van động chủ chỉ có 2 lá van thay vì 3 lá), viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, hậu quả của thông liên thất. Tăng huyết áp kéo dài hoặc không điều trị tốt cũng sẽ làm gia tăng yếu tố nguy cơ làm cho van động mạch chủ bị hở. Ngoài ra, van động mạch chủ còn có thể bị hở do van bị vôi hóa.

Dấu hiệu nhận biết sớm hở van động mạch chủ

Ngoại trừ các trường hợp cấp tính như viêm nội tâm mạc, hở van động mạch chủ có thể không có triệu chứng trong nhiều năm cho tới khi bệnh đã trở nặng, với các dấu hiệu liên quan đến ứ huyết ở phổi.

- Giai đoạn sớm, người bệnh khó thở khi gắng sức, mệt mỏi và cảm thấy kiệt sức không rõ nguyên nhân, có thể kèm theo tim đập nhanh, mạnh kèm hồi hộp đánh trống ngực.

- Khi hở van tiến triển nặng hơn, khó thở tăng lên đặc biệt là khi nằm và người bệnh có thể phải nhập viện vì các cơn khó thở kịch phát về đêm hoặc do suy tim. Lúc này bệnh đã ở giai đoạn muộn, cần phải điều trị tích cực hoặc phải thay van, nhất là khi van vừa hở vừa hẹp.

Siêu âm tim là cách đơn giản, ít tốn kém, dễ dàng phát hiện hở van động mạch chủ, kể cả giai đoạn sớm. Đồng thời phương pháp chẩn đoán này còn đánh giá được hình thái của van và cả nguyên nhân gây hở van.

Hở van động mạch chủ có thể gây biến chứng nguy hiểm gì?

Ảnh minh họa

Hở van động mạch chủ nguy hiểm hơn nhiều so với hở van 2 lá, 3 lá và van động mạch phổi. Do lưu lượng máu chảy qua van trên mỗi nhát bóp của tim rất lớn, nên dù hở van ở mức độ nhẹ cũng làm cho 1 lượng máu đáng kể bị rớt lại buồng tim. Từ đó gây quá tải về thể tích và áp lực cho tâm thất trái (cơ tim giãn và phì đại giảm khả năng bơm máu) và tăng nguy cơ hình thành huyết khối, rung nhĩ, viêm nội tâm mạc và suy tim.

Tỷ lệ Tu vong ở nhóm người bị hở van động mạch chủ có đau ngực là 10% mỗi năm và trên 20% mỗi năm - đối với những người có suy tim. Trường hợp đã có đau ngực thì chữa trị bằng Thu*c cũng chỉ có thể kéo dài thời gian sống thêm được khoảng 5 năm, nếu không được thay van (số liệu của Hội tim mạch học VN).

Hở van động mạch chủ dùng Thu*c đến lúc nào?

Chữa trị bằng Thu*c không thể khiến van động mạch chủ hết hở nhưng là cần thiết để giúp làm giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát nguyên nhân gây hở van. sử dụng Thu*c cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn khi người bệnh hở van chưa có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng chưa có chỉ định phẫu thuật.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật người bệnh vẫn tiếp tục phải dùng Thu*c để duy trì kết quả chữa trị.

Thời điểm phải thay van động mạch chủ

Người bệnh được chỉ định phẫu thuật thay van trong các trường hợp:

- Hở van động mạch chủ nặng xuất hiện các triệu chứng suy tim như khó thở, ho khan, đau tức ngực, mệt mỏi…

- Tâm thất trái giãn quá giới hạn cho phép (cho dù chưa có triệu chứng đau ngực, khó thở) hoặc chức năng tâm thu giảm (EF<50%)

Trong tất cả các trường hợp khi có chỉ định thay van, người bệnh không nên trì hoãn. Vì việc trì hoãn có thể làm cho cơ tâm thất trái giãn không phục hồi và khi đó việc thay van không còn ý nghĩa.

Người bệnh hở van tim động mạch chủ không phải lúc nào cũng phải thay van (ảnh minh họa)

Hở van động mạch chủ nên ăn, nên kiêng gì?

Mặc dù một lối sống khoa học, lành mạnh không ảnh hưởng trực tiếp tới việc đẩy lùi hở van động mạch chủ nhưng có thể giúp người bệnh giảm thiểu những yếu tố nguy cơ và phòng ngừa được các bệnh lý tim mạch khác.

- Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho tim như: bơ, sữa chua, rau xanh, trái cây tươi, cá và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Với những người sử dụng Thu*c chống đông kháng vitamin K, cần lưu ý hạn chế ăn các loại rau có màu xanh thẫm như rau họ cải vì sẽ làm giảm tác dụng của Thu*c kháng đông.

- Ăn nhạt, ăn giảm muối, hạn chế uống nước nếu bị hở van nặng có dấu hiệu suy tim.

- Không sử dụng các chất kích thích có thể gây rối loạn nhịp tim như: Thu*c lá, rượu, bia, cà phê...

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, một số hoạt chất sinh học có trong các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng giúp giãn mạch, giảm gánh nặng cho tim, giúp máu lưu thông qua van dễ dàng hơn; cung cấp năng lượng cho tim hoạt động, từ đó giúp làm chậm tiến triển hở van, cải thiện các triệu chứng khó thở, ho, mệt mỏi, đau ngực. Hiện nay, những loại thảo dược đó đã được kết hợp với nhau và sản xuất dưới dạng viên uống tiện dụng giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh tim mạch.

Ở nước ta không thiếu những sản phẩm thảo dược như vậy, nhưng điều quan trọng nhất, người bệnh phải lựa chọn đúng sản phẩm đã được nghiên cứu đánh giá để đảm bảo tính an toàn và nâng cao hiệu quả.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ho-van-dong-mach-chu-nhung-thong-quan-trong-can-nam-ro-n156826.html)

Tin cùng nội dung

  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Phình động mạch chủ bụng (abdominal aortic aneurysm - AAA) là tình trạng giãn nở ( phình ) của một phần động mạch chủ trong vùng bụng mà đường kính …
  • Bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim) được gây ra khi lòng động mạch bị hẹp hay tắt nghẽn, thường do xơ vữa động mạch. Với những triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở Mỹ và các nước phát triển.
  • Viêm động mạch Takayasu là dạng hiếm của các rối loạn viêm mạch máu. Bệnh có thể gây đau ngực, đau tay, cao huyết áp và cuối cùng là suy tim hoặc đột quỵ.
  • Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là bệnh làm động mạch của bạn trở nên cứng và hẹp đi. Thậm chí, động mạch có thể bị tắc hoàn toàn. Động mạch là những mạch máu mang máu từ tim đến những phần còn lại của cơ thể.
  • Nong động mạch cảnh (Carotid angioplasty) là một thủ thuật nhằm mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp để phòng ngừa hay điều trị đột quỵ. Động mạch cảnh là động mạch nằm ở hai bên vùng cổ và là động mạch chính cấp máu cho não. Thủ thuật này liên quan đến việc luồn và bơm phồng một bóng nhỏ để nong và mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp.
  • Dinh dưỡng là một phần quan trọng đối với sức khỏe của tất cả trẻ em. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ điều trị bệnh ung thư nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY