Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Hở van tim 4/4, uống Thuốc khỏe rồi, có cần mổ không?

Tôi bị hở van tim hai lá , hở 4/4. Hiện nay tôi đang uống Thuốc và thấy khỏe rồi, không mổ có được không?
Thưa bác sĩ,

Sau khi bị ho khoảng 2 tuần, đi khám ở Viện Tim TP.HCM thì phát hiện bị hở van tim hai lá , hở 4/4. Hiện nay tôi đang uống Thuốc và thấy người khoẻ. Trường hợp của tôi nếu không mổ có được không? Trường hợp mổ thì mổ hở hay mổ nội soi, quá trình mổ bao lâu thì hồi phục, sau khi thay van trong thời gian mấy năm thì phải thay lại van khác và kinh phí khoảng bao nhiêu

(Nguyen Huy Truong)

Chào bạn,

Hở van tim là một tổn thương về cấu trúc của tim, nên việc điều trị bằng Thuốc chỉ làm cải thiện triệu chứng, còn muốn chữa hết tận gốc thì phải phẫu thuật sửa van hoặc thay van nhân tạo.

Tuy nhiên, không phải hở van 2 lá nào cũng cần thiết phải mổ.

Trường hợp của bạn là hở van tim nặng (4/4), không có triệu chứng suy tim (nhờ uống Thuốc), tuy nhiên những tiêu chuẩn khác (siêu âm, điện tim...), chúng tôi không được biết để cho bạn lời khuyên cụ thể.

 * Có 2 phương pháp mổ van tim:

  - Mổ sửa van: khi lá van không bị tổn thương quá nặng.

  - Mổ thay van nhân tạo: khi các cấu trúc van tim bị hư hỏng nặng, không thể dùng được nữa.

 Hiện nay, phương pháp mổ sửa hay thay van tim thường dùng trên thế giới vẫn là mổ tim hở. Phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn và đặc biệt là phương pháp sửa van tim bằng kỹ thuật thông tim qua da chưa được áp dụng rộng rãi. Ở Việt Nam chưa làm được phương pháp này.

 Thời gian phục hồi sau mổ là bao lâu còn tùy thuộc diễn tiến cụ thể của cuộc mổ, tình hình diễn biến sau khi mổ, các bệnh kèm theo... Đối với van tim nhân tạo cơ học, thời gian sử dụng rất lâu, có thể suốt đời.

 Để biết rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn cụ thể, bạn nên đến khám tại một bệnh viện có khoa phẫu thuật tim (Viện Tim, BV Chợ Rẫy, BV tim Tâm Đức...).

BS Chuyên khoa của AloBacsi

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

Chương trình được tài trợ bởi nhãn hàng NattoEnzym.

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/ho-van-tim-4-4-uong-thuoc-khoe-roi-co-can-mo-khong-n181078.html)

Tin cùng nội dung

  • Cách sắc Thuốc và uống Thuốc quyết định rất lớn về hiệu lực của Thuốc với cơ thể bệnh nhân.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Trẻ rất sợ uống Thuốc dù Thuốc có đắng hay không đắng. Rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu nghĩ đủ mọi cách để trẻ chịu uống Thuốc. Việc tìm một phương pháp riêng cho trẻ là điều phụ huynh cần tìm ra.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY