Tình yêu và giới tính hôm nay

Học người Nhật cách thông gió để đối phó với COVID-19

Môi trường thông gió được xem là vấn đề quan trọng trong các biện pháp chống lại loại virus corona mới, nhưng làm thế nào cho đúng và chính xác? Hãy xem các kỹ sư Nhật chia sẻ về việc này.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản mới đây đã đưa ra văn bản hướng dẫn mang tên "Các biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm mới từ coronavirus", trong đó chứa các khuyến cáo về các trường hợp có nguy cơ xảy ra lây nhiễm chéo dịch bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Đó là "không gian kín với khả năng kém", "nơi nhiều người đông đúc" và "những cuộc trò chuyện khoảng cách gần".

Cơ quan này cũng khuyến khích người dân nơi ở, như "trong môi trường có cửa sổ, hãy mở các cửa sổ này theo hai hướng cùng một lúc, nếu có thể, để thực hiện việc thông gió". Tuy nhiên, chưa có các thông tin cụ thể hơn về mức độ bao nhiêu là đủ và nên làm như thế nào cho phù hợp. Bởi tùy môi trường cụ thể, các tình huống phát sinh sẽ đòi hỏi những biện pháp khác nhau.

Để giải đáp vấn đề này, Viện Kiến trúc Nhật Bản và Hiệp hội kỹ sư điều hòa không khí đã đứng ra chia sẻ cách mọi người nên thực hiện việc "thông gió" như sau.

1. Tốc độ thông gió là 2 lần/giờ

Khái niệm này thường bị hiểu nhầm là "mở cửa sổ hai lần một giờ". Nhưng không đúng. Tốc độ thông gió là một chỉ số cho thấy tốc độ trao đổi không khí, tính bằng số lần mà cả thể tích không khí bên trong được thay thế mỗi giờ. Nó được xác định bởi kích thước của cửa vào và cửa ra khi không khí được trao đổi, cũng như kích thước của chính căn phòng.

Khi số lần thông gió tăng lên, không khí cũ trong nhà có thể được pha loãng với không khí mới bên ngoài và dần dần được thay thế nhanh hơn.

2. Thông gió tự nhiên và thông gió cơ học

Thông gió có thể được chia thành "thông gió tự nhiên" trong đó các cửa sổ được mở và "thông gió cơ học" tức là sử dụng quạt. Trong các tòa nhà và phương tiện giao thông như xe hơi có cửa sổ, cách hiệu quả nhất là để mở cửa sổ một cách chủ động để lấy không khí bên ngoài vào. Ô tô cũng nên đặt chế độ lấy không khí bên ngoài thay vì "chế độ lưu thông không khí bên trong". Tuy nhiên, trên xe hơi, điều quan trọng là phải kiểm tra xem các cổng nạp và xả không bị chặn.

3. Thông gió trong phòng không có cửa sổ

Trong các tòa nhà hay văn phòng, thiết bị điều hòa không khí thường được sử dụng để cung cấp không khí. Tuy nhiên, muốn thông gió, cần duy trì luồng không khí mới từ bên ngoài vào, dù chúng sẽ làm giảm hiệu quả làm mát hoặc sưởi ấm của điều hòa. Lúc này, có thể cần tới sự trợ giúp của các thiết bị thông gió cơ học.

Máy điều hòa không khí trong gia đình thông thường chỉ giúp lưu thông không khí chứ không hỗ trợ việc thông gió. Người dùng nên mở cửa sổ hoặc vận hành hệ thống thông gió trong các phòng chỉ có điều hòa.

4. Máy lọc không khí

Các loại máy lọc không khí nói chung gần như không có hiệu quả rõ rệt trong việc thông gió, bởi lượng không khí đi qua máy nhỏ hơn nhiều so với thể tích không khí cần lưu thông để đảm bảo tốc độ thông gió. Do hiệu suất và phạm vi ảnh hưởng kém của máy lọc không khí, người dùng nên sử dụng việc thông gió phổ thông như mở cửa sổ và dùng quạt, thay vì chỉ dựa vào máy lọc không khí.

Tham khảo Gigazine

Theo Tổ quốc

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/hoc-nguoi-nhat-cach-thong-gio-de-doi-pho-voi-covid-19-20200330121846267.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Dưới đây là một số loại đồng nghiệp quái vật nơi công sở bạn có thể gặp phải và cách để đối phó với họ.
  • Ở tuổi từ 48-52 là thời điểm mãn kinh của phụ nữ. Do những thay đổi nội tiết của cơ thể thường làm cho người phụ nữ xuất hiện các triệu chứng khó chịu, mệt mỏi, cáu gắt, nóng bừng, khó ngủ....
  • Để có được kết quả tốt, tôi đã phải áp dụng một chế độ ăn uống và luyện tập rất nghiêm ngặt lúc thai kỳ.
  • Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp.
  • Người Nhật khỏe mạnh và sống lâu nhờ chú trọng đến chế độ ăn uống. Họ ăn nhiều rau củ, đậu nành và cá, bên cạnh đó là nguyên tắc ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày có thể tiêu hóa thức ăn.
  • Việc mệt mỏi vào buổi chiều sẽ khiến bạn không còn làm việc năng suất và tỉnh táo như mong muốn nữa.
  • Bạn đã thật sự hiểu về tampon “urgo” (băng vệ sinh) hay chưa? Những ưu nhược điểm của 2 “người bạn” này như thế nào?
  • Đó chính là cách yêu con đúng đắn của các bà mẹ Nhật, thay vì việc khoe trẻ chỉ để thỏa mãn niềm yêu thích đơn thuần của mẹ hay để chứng minh con mình giỏi hơn con người khác.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY