Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Hội chứng tăng tiết ADH Không thích

Hội chứng tăng tiết ADH không thích (Hội chứng tiết ra không đúng lúc của Hormon kháng bài niệu) là nguyên nhân thường gặp nhất của hạ natri máu có thể tích máu bình thường.

1. khái niệm: hội chứng tăng tiết adh không thích - siadh (hội chứng tiết ra không đúng lúc của hormon kháng bài niệu) là nguyên nhân thường gặp nhất của hạ natri máu có thể tích máu bình thường.

2. Nguyên nhân:

- Thần kinh trung ương (Tăng tiết ADH):

Tiểu porphyrin gián đoạn cấp tính, xuất huyết (máu tụ hoặc xuất huyết, tai biến mạch máu não, sảng rượu cấp, hội chứng guilain barre, chấn thương đầu, não úng thủy, nhiễm trùng (viêm não, viêm màng não, apxe), u não.

- Sử dụng Thu*c: Bromocriptin, carbamazepin (tegretol), Chlorpropamide (Diabinese), Clofibrate, cyclophosphamide, desmopressin, Ectasy, Haloperidol, nicotin, opiate, oxytoxin, phenothiazine, ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI), chống trầm cảm 3 vòng, Vinblastin, Vincristin, Thu*c kích thích tuyến yên..

- U bướu (tiết ADH lạc chỗ):

Carcinoma hành tá tràng, Lymphoma, Mesothilioma, Neuroblastoma thần kinh khứu giác, carcinoma tụy, carcinoma tiền liệt tuyến, carcinoma tế bào nhỏ phổi, u tuyến ức.

- Bệnh lý phổi: Dãn phế quản, COPD, Xơ nang, viêm phổi, thông khí áp lực dương.

- Khác: HIV, Nôn, rối loạn tâm thần kinh (tăng cảm giác khát, tăng phóng thích ở mức áp lực thẩm thấu thấp, tăng nhạy cảm của thận với ADH, đau, hậu phẫu (truyền quá nhiều nước tự do).

3. Biểu hiện lâm sàng:

- Biểu hiện triệu chứng tùy vào mức độ và tốc độ hạ Natri máu mà có các triệu chứng:

                    + Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

                    + Yếu cơ, nhức đầu, lơ mơ, thất điều, rối loạn thâm thần do phù não,tăng áp lực nội sọ, co giật và hôn mê.

- Chẩn đoán SIADH là phải `không kèm theo tình trạng dư hoặc thiếu nước, nếu có cần tìm nguyên nhân khác gây hạ natri máu

4. Cơ chế bệnh:

        siadh xẩy ra do bất điều hòa adh qua cơ chế S*nh l*, có nghĩa là adh cứ tiếp tục được tiết vào hệ thống tuần hoàn mà nguyên do không phải từ độ thẩm thấu osmol trong huyết thanh. hiện trạng này làm lượng dịch trong cơ thể bị giữ lại gây nên sự gia tăng thể tích của dịch ngoài tế bào, và kết quả là loãng sodium trong máu. đặc điểm của siadh này là sodium trong máu thấp, thể tích dịch đào thải giảm mà bệnh nhân không có triệu chứng giảm thể tích máu lưu thông (hypovolemia), giảm áp huyết, hay chức năng bất thường của tim mạch, thận, tuyến giáp, hay hệ thống thượng thận.

5. Điều trị:

       Hầu hết các trường hợp SIADH đều tự giới hạn và quan trọng là trị nguyên nhân gây bệnh.

a. Cần hạn chế dịch trong điều trị SIADH: Mức giới hạn 500-1000 mL/ngày.

b.  Điều trị hạ Natri máu có triệu chứng tùy thuộc triệu chứng và mức độ giảm Natri máu

+ Có thể dùng lợi tiểu quai (lasix) để thải nước tự do.

+ Tốc độ tăng natri máu 0.5 mEq/giờ, tối đa là 12 mEq/giờ trong 24 giờ đầu (theo dõi ion đồ tránh để natri máu tăng quá nhanh gây biến chứng ly giải myelin cầu não).

+ bệnh nhân hạ natri máu nặnng có triệu chứng co giật hoặc hôn mê có thể dùng: nacl 3% 100 ml ttm 30 giọt/phút. sau đó phải kiểm tra lại ion đồ xem đáp ứng natri. theo dõi ion đồ / 4-6 giờ để điều chỉnh natri máu không tăng quá nhanh.

c. Nếu SIADH không tự giới hạn hoặc kháng với điều trị giới hạn dịch, có thể dùng Demeclocyline (Declomycin)

- Cơ chế: Ức chế tác dụng ADH tại thận và điều chỉnh nồng độ Natri máu mà không cần giới hạn dịch.

- Liều dùng: 600 mg chia 2-3 lần mỗi ngày. Thu*c có tác dụng 3-6 ngày sau liều khởi đầu

- Cách dùng: Dùng sau ăn 1-2 giờ .

- Tác dụng phụ: Độc tính trên thận.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c3160a276801b485262d834)

Tin cùng nội dung

  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY