Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hơn 300.000 viên Thuốc kháng virus molnupiravir về Việt Nam

Hơn 300.000 viên Thuốc kháng virus molnupiravir 200 mg, đủ cho hơn 7.500 liều uống, về đến TP HCM ngày 23/8.

Dự kiến ngày 28/8, thêm 1.700.000 viên 200 mg, đủ cho 50.000 liều uống, về Việt Nam. Các lô Thuốc tiếp theo sẽ được nhập khẩu để sử dụng trong đầu tháng 9.

Ngoài ra, hiện nay, tài trợ từ doanh nghiệp trong nước là 16.000 liều, đến ngày 5/9 sẽ thêm 100.000 liều. như vậy, từ nguồn này sẽ có tổng cộng 116.000 liều tương ứng 2.320.000 viên molnupiravir 400 mg.

Molnupiravir là Thuốc mới kháng virus, được bộ y tế đưa vào chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc covid-19 tại nhà và cộng đồng (home-based care). đây là Thuốc đang trong giai đoạn thử nghiệm 2, 3 trên thế giới.

Theo bộ y tế, kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng Thuốc kháng virus molnupiravir trong điều trị covid-19 đã công bố tại một số quốc gia "cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt và làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm Tu vong".

Trước khi triển khai thí điểm tại cộng đồng, hội đồng đạo đức y sinh học quyết định thử nghiệm tại cơ sở y tế từ ngày 16/8 đến 22/8. hai bệnh viện thống nhất (tại tp hcm) và phổi trung ương (hà nội) làm đầu mối phối hợp các cơ sở y tế triển khai thử nghiệm lâm sàng pha 1, 2, 3 trên bệnh nhân covid-19 mức độ nhẹ và vừa.

Căn cứ kết quả đánh giá giữa kỳ của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng Thuốc molnupiravir tại cơ sở y tế, bộ y tế và sở y tế tp hcm sẽ triển khai chương trình home-based care dự kiến bắt đầu vào ngày 25/8.

Thuốc kháng virus molnupiravir dạng viên, gồm loại hàm lượng 200 mg và loại 400 mg. bệnh nhân thử nghiệm theo liều uống 800 mg mỗi ngày, tương đương hai viên Thuốc 400 mg hoặc 4 viên 200 mg, chia làm hai lần uống trong ngày.

Thuốc đang thử nghiệm cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và ở mức độ vừa. Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân sau khi xét nghiệm PCR dương tính, có triệu chứng, thì nên sử dụng molnupiravir. Các triệu chứng vừa đến nặng, như triệu chứng hô hấp gồm hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi; đến bắt đầu có triệu chứng viêm phổi, khó thở.

"Nếu Thuốc giúp cơ thể khống chế được tải lượng virus sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng, giảm các biến chứng, từ đó đỡ gánh nặng cho các tầng trên", PGS.TS, bác sĩ Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, cho biết hôm 20/8.

Việt nam đang sử dụng một loại Thuốc kháng virus là remdesivir, ưu tiên điều trị bệnh nhân covid-19 nặng, người trên 65 tuổi, béo phì. đây là Thuốc phải dùng theo chỉ định của bác sĩ, theo đường tiêm tĩnh mạch.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/hon-300-000-vien-thuoc-khang-virus-molnupiravir-ve-viet-nam-4345045.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY