Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh Gout ngay từ khi còn trẻ

Bệnh gout gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và sức khỏe. Bạn cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh gout để giảm nguy cơ mắc bệnh lý này.

khác với những bệnh viêm khớp mãn tính thông thường, gout không chỉ ảnh hưởng lên hệ thống xương khớp mà còn đe dọa đến tính mạng và có thể gây Tu vong. vì vậy bạn cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh lý này ngay từ khi còn trẻ.

5 cách phòng tránh bệnh gout ngay từ sớm

Bệnh gout chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Bằng cách thay đổi những thói quen thông thường, bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc phải bệnh lý này.

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và các vấn đề bên trong cơ thể. thu nạp quá nhiều thực phẩm chứa purin là nguyên nhân gây gout phổ biến. vì vậy bạn cần thay đổi những thói quen dinh dưỡng thiếu lành mạnh để phòng ngừa bệnh lý này.

    Hạn chế dùng những thực phẩm chứa nhiều đạm khiến cơ thể gia tăng quá trình tổng hợp purin. Bạn cần hạn chế sử dụng những thực phẩm sau: thịt đỏ, hải sản, mỡ và nội tạng động vật, thức ăn nhanh,…

2. Luyện tập thường xuyên

Luyện tập thể thao là thói quen lành mạnh luôn được các chuyên gia khuyến khích. Mỗi ngày bạn nên dành từ 15 – 30 phút để tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính xuất hiện.

Vận động thường xuyên giúp xương khớp chắc khỏe, cải thiện độ linh hoạt và dẻo dai ở khớp. Từ đó ngăn chặn những vấn đề xương khớp xuất hiện khi về già.

Ngoài ra, tập luyện còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giải phóng tổn thương và căng thẳng ở hệ thần kinh. Đồng thời tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình bài tiết và thanh lọc của thận. Nguyên nhân khiến axit uric tồn đọng trong cơ thể và gây ra bệnh gút có thể do hệ bài tiết gặp vấn đề khiến việc đào thải bị cản trở. Vì vậy, bạn cần thường xuyên luyện tập để giảm thiểu khả năng mắc bệnh lý này.

Khi lựa chọn bộ môn luyện tập nên lựa chọn bộ môn có cường độ phù hợp với thể trạng. không nên tập những môn thể thao có cường độ cao hay tiềm ẩn những rủi ro (gây T*i n*n, chấn thương). yoga, bơi lội, đạp xe, đi bộ,… là những bộ môn thích hợp với nhiều đối tượng và có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh gout.

3. Kiểm soát việc sử dụng Thu*c

Một số loại Thu*c điều trị, viên uống hỗ trợ có khả năng làm tăng axit uric trong máu. Vì thế bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng bất kỳ loại Thu*c nào.

Hầu hết những loại Thu*c điều trị đều chứa những hoạt chất đặc trị mạnh. Khi được thu nạp vào cơ thể, chúng sẽ được thận đào thải qua đường bài tiết. Nếu sử dụng Thu*c trong thời gian dài, hoạt chất lắng đọng trong cơ thể sẽ tăng cao, buộc thận phải ưu tiên đào thải những thành phần này. Từ đó quá trình thanh lọc axit uric bị cản trở, nếu không nhanh chóng khắc phục, tình trạng kết tủa natri urat tại khớp sẽ xuất hiện và phát sinh cơn đau gout cấp tính.

Bạn cần thận trọng khi sử dụng những loại Thu*c sau:

    Thu*c lợi tiểu

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại Thu*c nào nhằm kiểm soát tối đa những tác dụng phụ có thể xảy ra.

4. Duy trì vóc dáng cân đối

Người béo phì và thừa cân thường xuyên gặp phải những vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh gout. Nhóm đối tượng này dễ mắc phải hội chứng rối loạn chuyển hóa, khiến cơ thể tăng sinh những thành phần có hại như axit uric.

Bạn cần duy trì cân nặng vừa phải để bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn những bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường và bệnh gout.

5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bệnh gout phát triển qua bốn giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, bệnh chưa biểu hiện bằng những triệu chứng cụ thể. Dấu hiệu duy nhất để nhận biết bệnh là nồng độ axit uric cao hơn mức bình thường.

Vì không có triệu chứng nên đa số bệnh nhân chỉ phát hiện khi gout chuyển sang giai đoạn thứ hai. Lúc này cơn đau gút cấp tính đầu tiên đã xuất hiện nên việc điều trị dứt điểm bệnh hoàn toàn không khả thi.

Phần lớn bệnh nhân phát hiện nồng độ axit uric cao và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng chuyển biến thành gout. Vì vậy, bạn nên thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm soát nồng độ axit uric. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn có thể khắc phục hoàn toàn nếu thực hiện nghiêm ngặt những chỉ định từ bác sĩ.

Thực hiện những cách phòng ngừa bệnh gout từ sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc phải bệnh lý này. bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ để biết thêm những cách phòng ngừa gout cụ thể.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/phong-ngua-benh-gout)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY