Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Hướng dẫn cách tập thể dục khi bị thoái hóa cột sống

Bạn đã biết cách tập thể dục khi bị thoái hóa cột sống chưa? Thoái hóa cột sống thường hay xảy ra ở người già, khiến cho chất lượng cuộc sống giảm sút.

thoái hóa cột sống là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên trong những năm gần đây bệnh đang dần có xu hướng trẻ hóa. và dù ở độ tuổi nào đi nữa thực hiện các bài tập thể dục dưới đây có thể cải thiện được các triệu chứng của thoái hóa cột sống dễ dàng tại nhà.

Bắt đầu từ tuổi 30, cột sống của chúng ta đã bắt đầu có những dấu hiệu của sự thoái hóa. theo đó, thoái hóa cột sống khiến cho người bệnh bị đau mỏi cổ, lưng thường xuyên, đi lại khó khăn và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ, chất lượng cuộc sống.

I. Vì sao người bị thoái hóa cột sống nên tập thể dục?

Thoái hóa cột sống khiến cho người bệnh luôn phải chịu những cơn đau, cường độ đau tăng thêm trong những vận động. chính vì vậy mà khi mắc phải căn bệnh này, người ta thường sẽ có khuynh hướng hạn chế các hoạt động thể chất nhiều nhất có thể.

Tuy nhiên, việc nằm yên 1 chỗ lâu dài sẽ càng khiến cho các cơ bị co cứng lại, dẫn đến sự suy giảm sức mạnh cơ bắp, gây khó khăn cho quá trình điều trị và kéo dài thời gian phục hồi các chấn thương. vì vậy, người bị thoái hóa cột sống nên duy trì các bài tập thể dục hàng ngày (dù đôi khi nó sẽ khiến bạn cảm thấy đau).

Thường xuyên tập thể dục đúng cách sẽ có thể cải thiện được sức khỏe xương khớp, tăng cường tính linh hoạt cho các khối cơ và tăng sự dẻo dai cho dây chằng.

II. Hướng dẫn 5 bài tập thể dục cho người bị thoái hóa cột sống

Dưới đây là 5 bài tập thể dục đơn giản mà bất cứ bệnh nhân nào, ở bất cứ lứa tuổi, giới tính nào cũng có thể dễ dàng thực hiện theo.

1. Đi bộ

Bài tập đi bộ được chia thành 2 giai đoạn.

    Giai đoạn 1: Đi bộ 5 phút mỗi ngày

Lợi ích của việc đi bộ là tăng cường tuần hoàn máu đến các nhóm cơ, đồng thời giải phóng các endorphin giúp làm dịu cảm giác đau do thoái hóa cột sống gây ra.

Để cơ thể (đặc biệt là cột sống) quen với việc tập luyện, bạn nên bắt đầu bài tập đi bộ chỉ với 5 phút mỗi ngày. Điều quan trọng lúc này không phải là bạn đi trong bao lâu mà là thời gian bạn có thể duy trì được việc này. Hãy cố gắng hình thành thói quen rất có lợi này trong một khung giờ nhất định.

Trường hợp người bệnh vừa phục hồi sau những chấn thương hoặc đang trong giai đoạn hậu phẫu thì nên đợi cho tình trạng sức khỏe ổn hơn.

Trước khi đi bộ, bạn cần trang bị cho mình 1-2 đôi giày thể thao đúng chuẩn vì chúng sẽ giúp bảo vệ cho đôi chân của bạn. Đồng thời, người bệnh phải đi bộ đúng tư thế bằng cách điều chỉnh cổ, vai và hông thẳng hàng; mắt hướng về phía trước, cằm song song với mặt đất, giữ cho lưng thẳng tự nhiên (không cong hoặc ngửa về phía trước/sau). Bước chân nhẹ nhàng càng tốt và lưu ý đặt gót chân xuống trước mũi chân.

Trong lần đầu đi bộ, người bệnh có thể sẽ bị đau nhức cơ nhưng đó là chuyện hoàn toàn bình thường, không cần phải lo lắng.

    Giai đoạn 2: Gia tăng dần thời gian đi bộ

Sau từ 1-2 tuần làm quen với việc đi bộ 5 phút/ngày, bệnh nhân hãy tăng thời gian đi thành 7-10 phút/ngày. Sau 1-2 tuần thì tiếp tục tăng lên thành 20-30 phút/ngày. Việc tăng thời gian luyện tập lên dần dần sẽ giúp cho các nhóm cơ có thời gian thư giãn, thích nghi và từ đó hạn chế các chấn thương.

2. Bài tập giãn cơ từ đầu gối đến ngực

Bài tập giãn cơ này rất thích hợp để điều chỉnh cơ hông cũng như kéo giãn các nhóm cơ thắt lưng. Thời gian cho mỗi vị trí là khoảng 20 giây, thực hiện động tác ít nhất 3 lần cho mỗi chân. Người bệnh thực hiện theo những bước sau đây:

    Nằm tựa lưng xuống sàn/thảm tập với ngón chân hướng lên trên.

3. Kéo giãn cơ thể

Tư thế này tương tự với tư thế nhân sư trong bộ môn yoga, nhưng mức độ khó được giảm xuống thấp hơn nhiều. người bị thoái hóa cột sống chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn dưới đây:

    Nằm sấp xuống thảm tập, 2 tay chống người lên.

4. Cuộn vai và siết chặt vai

Không như 3 bài tập trên cần có không gian, tư thế cuộn vai và siết chặt vai có thể thực hiện ngay cả khi người bệnh đang ngồi làm việc. Thực hiện bài tập rất đơn giản, bạn chỉ cần cong lưng từ 5-10 lần, sau đó cuộn vai và siết chặt cơ vai 10 lần. Có thể kết hợp kép giãn đầu và cổ trong bài tập này.

Trong khi luyện tập, người bệnh lưu ý hít thở thật sâu và giữ cho tinh thần được thoải mái, đồng thời thả lỏng phần thân dưới. Bài tập cuộn vai nên được thực hiện hàng ngày để có tác dụng.

5. Bài tập căng giãn cơ lưng

Lưng là vị trí cột sống, do đó bài tập căng giãn cơ lưng có công dụng rất rõ ràng trong việc cải thiện bệnh thoái hóa cột sống. cả 2 bài tập về cơ lưng đều cần có dụng cụ hỗ trợ.

Bài tập 1: Căng giãn cơ lưng trên và cải thiện tư thế lưng

    Nằm ngửa trên thảm tập, để trục lăng ở phía dưới (phần lưng trên).

Bài tập 2: Tăng cường cơ lưng

    Nằm ngửa trên sàn và để chân lên bóng tập, sao cho phần hông có cảm giác căng.

(Bài tập với bóng cần có sự trợ giúp của chuyên viên)

III. Những lưu ý khi tập thể dục mà bệnh nhân thoái hóa cột sống cần biết

Những bài tập thể dục ở trên không chỉ hỗ trợ tốt cho việc phục hồi cột sống, mà còn giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn. trước khi tập luyện, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

    Cần tập đúng cường độ, không tập quá nhiều hoặc quá mạnh vì sẽ có thể khiến cho các chấn thương trở nên nặng nề hơn.

Trên đây là 5 bài tập thể dục giúp cải thiện các triệu chứng bệnh cho người bị thoái hóa cột sống. bệnh nhân có thể tham khảo, nhưng cần đến sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa xương khớp. thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên về điều trị bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/huong-dan-cach-tap-the-duc-khi-bi-thoai-hoa-cot-song)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người cao tuổi. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do thay đổi thời tiết (ngoại nhân) thừa khi cơ thể suy yếu thì tà khí: phong, hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm thấp) xâm nhập vào làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại, gây sưng, đau, tê nặng ở khớp.
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
  • Viêm xương khớp thường được gọi là Thoái hóa khớp hay Viêm khớp thoái hóa, chủ yếu ảnh hưởng đến sụn, là một bệnh lý tiến triển theo thời gian của các khớp.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY