Dinh dưỡng hôm nay

Hướng dẫn làm nộm sứa đơn giản ngay tại nhà

Nộm sứa là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên, không phải ai cũng biết nấu món ăn này một cách chuẩn vị. Hôm nay, cùng PhunuNews thực hiện nộm sứa thơm ngon như ngoài hàng nhé.

Nguyên liệu:

Sứa tươi: 300gr

Bánh phồng tôm: 10 cái

Đậu phộng: 50gr

Cà rốt: 1 củ

Hành tây: 1 củ

Dưa chuột: 2 trái

Rau thơm, húng quế, ngò, chanh, ớt

Hạt nêm, nước mắm, muối, đường, dầu mè

Sơ chế nguyên liệu:

Sứa làm sạch, rửa kĩ với nước muối pha loãng. Sau đó, rửa lại với nước sạch, xắt miếng vừa ăn, để ráo.

Đậu phộng cho lên chảo nóng, rang chín. Bạn nhớ đảo đều tay để đậu phộng không bị cháy. Dùng tay bóp nhẹ cho vỏ hoàn toàn tách hạt, sàng sơ để bỏ vỏ, làm sạch. Đậu phộng cho vào cối, đập dập vừa ăn.

Cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch, dùng dao bào thái chỉ.

Dưa chuột rửa sạch, cắt đôi, bỏ phần hạt ở giữa. Sau đó cắt xéo, miếng vừa ăn.

Hành tây lột vỏ, rửa sạch, xắt sợi mỏng.

Rau thơm, húng quế, rau mùi làm sạch, rửa sạch với nước, để ráo rồi cắt khúc.

Ớt rửa sạch, cắt lát nhỏ.

Bật bếp, cho dầu ăn vào, tráng đều chảo. Khi dầu sôi sủi tăm, cho từng cái bánh phồng tôm chiên ngập dầu để cho bánh nở to hoàn toàn là được. Vớt ra để trên giấy thấm dầu cho ráo.

Cách thực hiện:

Bước 1: Làm nước chấm chua ngọt

3 muỗng canh nước nguội, 2 muỗng canh đường, 1/3 muỗng cafe muối, 1 muỗng nước mắm, 2 miếng chanh vắt lấy nước cốt, vài lát ớt xắt nhỏ, tất cả trộn đều cho đến khi tan đường và muối.

Bước 2: Trộn nộm

Cho sứa, hành tây, cà rốt, dưa leo, rau thơm, húng quế, rau ngò vào trong tô. Tiếp theo đổ nước dùng chua ngọt đã pha lên. Đeo bao tay vào và bóp nhẹ, trộn đều cho tất cả nguyên liệu thấm gia vị.

Khi ăn, trút nộm ra đĩa, cho thêm 1 muỗng dầu mè và đậu phộng đập dập lên trên. Món này ăn kèm với bánh phồng tôm rất ngon miệng.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng.

Ảnh sưu tầm

M.H t/h

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ news (http://phununews.vn/huong-dan-lam-nom-sua-don-gian-ngay-tai-nha-525775.htm)

Chủ đề liên quan:

đơn giản nộm sứa

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Những người có cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết rất hay bị đau nhức đầu mỗi khi thời tiết thay đổi, dù sự thay đổi này là rất nhỏ.
  • Không ai muốn bị ngộ độc thực phẩm, nhất là sau bữa cơm ngày tết. Vì thế hãy trang bị cho mình những vũ khí đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa chuyện xấu xảy ra.
  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY