Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hướng dẫn phòng ngừa COVID-19 cho người đái tháo đường

Người mắc bệnh ĐTĐ thường dễ bị bệnh nặng hơn khi nhiễm COVID-19, do đó căn cứ vào hướng dẫn mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế và Quỹ đái tháo đường Thế giới, Hội Người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam đưa ra khuyến cáo về việc phòng ngừa bệnh COVID-19 đối với người đái tháo đường (ĐTĐ) trong bài viết dưới đây.

Tại sao người bệnh ĐTĐ khi mắc COVID-19 thường nặng hơn?

Do hệ miễn dịch của người bệnh vốn đã bị tổn hại, khiến việc chống lại virus khó khăn hơn và khả năng phục hồi cũng lâu hơn. Virus có thể phát triển mạnh hơn trong môi trường đường huyết tăng cao. Hơn nữa, khi nhiễm virus, cơ thể cố gắng chống lại bệnh bằng cách giải phóng đường dự trữ để cung cấp năng lượng do đó đường huyết tăng lên. Ngoài ra, người ĐTĐ thường có nhiều biến chứng, nhiều bệnh kèm theo như tăng huyết áp, tim mạch, các nhiễm trùng khác, biến chứng bàn chân sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Đối với những người mắc ĐTĐ, điều quan trọng là phải có biện pháp để tránh nhiễm virus. Các khuyến cáo đang được ban hành rộng rãi cho cộng đồng rất quan trọng đối với người mắc bệnh ĐTĐ và bất cứ ai tiếp xúc gần với người mắc ĐTĐ, đó là:

Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng, nước sát khuẩn.

Cố gắng tránh chạm tay vào mặt (mũi, miệng, mắt) trước khi rửa và lau khô tay.

Làm sạch và khử trùng mọi bề mặt vật thể thường xuyên chạm vào.

Không chia sẻ thức ăn, không dùng chung kính, khăn, dụng cụ,...

Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc sử dụng cánh tay để che mũi, miệng nếu không có khăn giấy (bỏ khăn giấy ngay sau khi sử dụng vào thùng rác đậy nắp).

Cố gắng tránh tiếp xúc với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh về đường hô hấp như ho, hắt hơi, nghi ngờ nhiễm virus.

Người ĐTĐ và người thân của họ nên ở tại nhà, không đi ra ngoài nếu không thực sự cần thiết.

Không tụ tập đông người, nếu phải đi ra ngoài thì tránh sử dụng giao thông công cộng, phải đeo khẩu trang thường xuyên, giữ khoảng cách ít nhất 2m với người khác, thay quần áo, rửa tay ngay khi về nhà.

Nếu có các triệu chứng giống cúm (ho, hắt hơi, sổ mũi, người mệt mỏi,...) hãy liên lạc với số điện thoại cần thiết để được hỗ trợ về y tế, không nên đến ngay phòng khám, bệnh viện khám vì có thể lây bệnh cho người khác hoặc bị nhiễm bệnh.

Người bệnh đái tháo đường nên tự kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Phải chuẩn bị đủ các loại Thu*c trị ĐTĐ, Thu*c điều trị biến chứng.

Hãy chắc chắn có đầy đủ địa chỉ, số điện thoại liên lạc khi cần (của bệnh viện, hiệu Thu*c, của bác sĩ, người thân, cửa hàng thực phẩm,...).

Phải chú ý hơn đến việc tự kiểm soát đường huyết, chế độ ăn, luyện tập.

Tự kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn, nếu bạn không kiểm tra được đường trong máu tại nhà, hãy chú ý đến các dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn (đặc biệt là vào ban đêm), rất khát nước, đau đầu, mệt mỏi, thờ ơ, bủn rủn chân tay, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt. Nếu các triệu chứng trên tăng lên, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí.

Bất kỳ nhiễm trùng nào cũng sẽ làm tăng mức glucose và tăng nhu cầu về nước, vì vậy hãy đảm bảo uống đủ nước, đặc biệt là người cao tuổi phải uống đủ nước dù không thấy khát.

Hãy đảm bảo chắc chắn có đủ thực phẩm cần thiết cho chế độ ăn của người ĐTĐ để có thể ăn đúng thời gian, đủ bữa, đủ dinh dưỡng, không được bỏ bữa.

Nghiên cứu cho thấy ở nhà nhiều thường có xu hướng ăn nhiều hơn, ít vận động, vì vậy chỉ nên ăn đủ ngày 3 bữa chính, không ăn quá 3 bữa phụ, hạn chế tối đa nước uống có ga, nước uống liền. Nếu người ĐTĐ sống một mình, phải có người thân biết rõ tình trạng bệnh để có thể hỗ trợ khi cần.

Dù ở tại nhà, hạn chế đi lại, người ĐTĐ vẫn phải hoạt động thể chất thường xuyên để kiểm soát tốt đường huyết như đi bộ, chạy tại chỗ.

Nếu là ĐTĐ đường type 1, hãy kiểm tra đường huyết hàng ngày (thử lúc đói và cả vào ban đêm), nếu có máy tự kiểm tra được ketone máu và nước tiểu càng tốt. Nếu đường huyết cao trên 15mmol/l (270mg/dl) hoặc nếu mẫu thử có ketone, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Với người ĐTĐ thai kỳ phải kiểm tra đường huyết thường xuyên 4 lần/ ngày vào các thời điểm lúc đói buổi sáng, sau ăn sáng, sau ăn trưa và sau ăn tối 2 giờ. Hàng tuần phải liên hệ với bác sĩ sản hoặc bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Nếu thấy đường huyết tăng đột ngột phải thông báo cho bác sĩ ngay.

Nếu bạn có lịch hẹn tái khám, hoặc phải mua Thu*c mà đang có các triệu chứng ho, hắt hơi, sốt thì không nên đến ngay phòng khám, bệnh viện, nhà Thu*c mà phải gọi điện đến bác sĩ điều trị hoặc bệnh viện nơi đăng ký khám chữa bệnh để được tư vấn.

Nếu bạn đang điều trị biến chứng ĐTĐ như loét bàn chân, biến chứng tim mạch, suy thận mà không có triệu chứng COVID-19, vẫn nên tiếp tục điều trị và phải liên hệ hẹn trước nơi khám, điều trị.

Trong giai đoạn này, mọi lịch hẹn kiểm tra thường quy nên được trì hoãn cho tới khi tình hình dịch trở về bình thường. Khi lệnh cách ly được dỡ bỏ bạn phải tái khám lại ngay. Trong thời gian chờ tái khám vẫn phải uống Thu*c theo đơn, thực hiện chế độ ăn, luyện tập thể lực, bạn nên liên lạc với bác sĩ điều trị để được tư vấn thêm về đơn Thu*c.

Hãy theo dõi thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh, các ca nhiễm bệnh, các khu vực đã có người nhiễm bệnh để có biện pháp tránh tiếp xúc gần, nhằm phòng bệnh cho cả người bệnh và gia đình.

PGS.TS. Tạ Văn Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/huong-dan-phong-ngua-covid-19-cho-nguoi-dai-thao-duong-n172417.html)

Tin cùng nội dung

  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY