Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Tập yoga chữa viêm mũi dị ứng là một phương pháp hiệu quả vừa giúp cải thiện được tình trạng bệnh vừa giúp cho cơ thể trở nên khỏe mạnh, tinh thần thoải mái

phương pháp tự tập yoga để chữa viêm mũi dị ứng tại nhà sẽ giúp bạn cải thiện được các triệu chứng của bệnh như hắt xì, nghẹt mũi, đau cổ họng… ngoài ra, nó còn giúp cho cơ thể được thư giãn và thoải mái, giúp cho việc chữa trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.

Vì sao yoga có thể chữa được viêm mũi dị ứng?

Tập yoga rất có ích cho người bị viêm mũi dị ứng bởi:

    Các kỹ thuật, tư thế trong yoga có liên quan đến sự co rút nhanh chóng và mở rộng các cơ bụng, giúp cho hệ hô hấp được thanh lọc tốt hơn.

Việc tập yoga không chỉ có tác dụng đến những người bị viêm mũi dị ứng mà nó còn chữa trị được một số bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, đau họng, viêm amidan…

Các bài tập yoga chữa viêm mũi dị ứng

1/ Pavanamuktasana (Tư thế ống bễ)

Tư thế yoga Pavanamuktasana là một tư phù hợp cho tất cả mọi người từ khi mới bắt đầu tập hoặc đã tập thời gian dài. Tư thế này giúp người tập giải phóng khí tiêu hóa từ ruột và dạ dày một cách dễ dàng hơn.

Bạn nên thực hiện tư thế này vào mỗi buổi sáng để tất cả các khí có trong đường tiêu hóa được giải phóng ra ngoài. Tư thế này phải được luyện tập lúc bụng đói hoặc 4 – 6 giờ sau khi ăn.

Cách thực hiện:

    Trong tư thế nằm ngửa trên tấm thảm yoga sao cho hai bàn chân sát vào nhau và hai cánh tay đặt dọc theo cơ thể.

Lợi ích đối với viêm mũi dị ứng:

    Tư thế này giúp kích thích dây thần kinh của bạn và cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.

Lưu ý khi tập tư thế Pavanamuktasana:

    Không được thực hiện tư thế này nếu bạn đã trải qua phẫu thuật ở bụng, bị thoát vị đĩa đệm, phụ nữ đang mang thai và đang trong thời kỳ kinh nguyệt.

2/ Sethu Bandhasana (Tư thế bắt cầu)

Để thực hiện thao tác này bạn nên thực hiện vào buổi sáng khi bụng đói hoặc 4 – 6 giờ sau khi ăn vào buổi chiều.

Cách thực hiện:

    Để bắt đầu bài tập bạn hãy nằm thẳng trên một tấm thảm yoga, hai tay đặt dọc theo cơ thể với lòng bàn tay hướng xuống dưới.

Lợi ích đối với viêm mũi dị ứng:

    Giúp giảm trầm cảm, căng thẳng, lo lắng và làm dịu não.

 Lưu ý khi tập tư thế Sethu Bandhasana:

    Những người bị chấn thương cổ và gặp các vấn đề về lưng không được thực hiện tư thế yoga này.

3/ Vrikshasana (Tư thế cây xanh)

Với tư thế này bạn nên thực hiện nó vào buổi sáng và lúc bụng đói hoặc sau 4 – 6 giờ khi ăn. Khác với những tư thế khác, tư thế yoga này yêu cầu mắt bạn phải mở để cho cơ thể tự cân bằng.

Cách thực hiện:

    Đứng trên một tấm thảm yoga với hai cánh tay thả dọc theo cơ thể.

Tác dụng đối với viêm mũi dị ứng:

    Tư thế này giúp bạn tìm được sự cân bằng trong cuộc sống, giúp giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi mà bệnh viêm mũi dị ứng gây nên.

Lưu ý khi tập tư thế yoga này:

    Khi thực hiện tư thế này bạn phải đặt bàn chân ở trên hoặc dưới đầu gối, tuyệt đối không đặt bàn chân ngay ở cạnh đầu gối vì nó sẽ tạo áp lực lên đầu gối.

4/ Virabhadrasana I (Tư thế chiến binh 1) 

Tư thế này nên được thực hiện vào lúc sáng sớm, nếu bạn không thể sắp xếp được thời gian hãy thực hiện nó lúc chiều tối. Bạn nên để bụng đói khi tập hoặc sau khi ăn khoảng 4 – 6 tiếng mới được tập.

Cách thực hiện:

    Đứng thẳng và dang rộng hai chân ra sao cho chân phải ở phía trước và chân trái ở phía sau.

Tác dụng đối với viêm mũi dị ứng:

    Tư thế này giúp kéo dài vai, cổ, ngực và phổi của bạn.

Lưu ý khi tập tư thế này:

    Nếu bạn gặp các vấn đề về cột sống hoặc mắc các bệnh mãn tính hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

5/ Trikonasana (Tư thế tam giác)

Tư thế này được thực hiện giống như một hình tam giác nên được đặt tên như vậy. Nó giúp kéo dài các cơ, cải thiện các chức năng của cơ thể.

Tư thế nãy nên thực hiện khi bụng đói vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

Cách thực hiện:

    Đứng thẳng trên mặt đất và hai chân dang rộng hơn vai, sao cho chân phải đặt bên ngoài 90 độ và chân trái đặt ở 15 độ.

Lợi ích cho bệnh viêm mũi dị ứng:

    Tư thế này giúp củng cố và làm mở ngực.

Lưu ý khi thực hiện:

    Nếu bạn đang bị huyết áp thấp, tiêu chảy hoặc đau đầu thì không nên thực hiện động tác này.

6/ Ardha Chandrasana (Tư thế nửa vầng trăng)

Tư thế yoga này nên tập lúc bình minh hoặc hoàng hôn sẽ mang lại hiệu quả nhất cho người tập. Chỉ nên tập khi bụng đói hoặc tập sau khi ăn khoảng 4 – 6 giờ.

Cách thực hiện: bắt đầu thực hiện bên phải trước bằng cách:

    Dang rộng hai chân khoảng 50cm, sau đó nghiêng người về bên phải và chống tay phải xuống thảm cách chân tầm 40cm.

Lợi ích với viêm mũi dị ứng:

    Giúp cho ngực và vai của bạn được mở rộng, củng cố cột sống và giảm đau lưng.

Lưu ý khi thực hiện:

    Nếu bạn bị đau đầu, huyết áp thấp, tiêu chảy, mất ngủ không nên thực hiện động tác này.

7/ Salamba Sarvangasana (Tư thế đứng trên vai)

Với tư thế này toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ được dồn ở vai. Cũng giống như các tư thế yoga khác, bạn nên thực hiện nó khi bụng đói hoặc 4 – 6 giờ sau khi ăn.

Cách thực hiện:

    Bắt đầu thực hiện bằng cách nằm thẳng lên thảm yoga với hai tay và hai chân duỗi thẳng.

Lợi ích đối với viêm mũi dị ứng:

    Giúp cải thiện lượng máu vào khu vực phổi giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng…

Lưu ý khi thực hiện bài tập:

    Nếu bạn đang mắc các bệnh như tiêu chảy, nhức đầu, huyết áp cao, đang trong thời kỳ kinh nguyệt, chấn thương cổ thì không nên thực hiện bài tập này.

Với những bài tập yoga này bạn nên luyện tập mỗi ngày kể cả chưa bị viêm mũi dị ứng để giúp phòng chống bệnh tốt hơn hoặc khi mắc bệnh để cải thiện được các triệu chứng của bệnh. tuy nhiên, khi thực hiện phải có sự giám sát của huấn luyện viên yoga và bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ về việc tập yoga chữa bệnh viêm mũi dị ứng có phù hợp với bản thân không.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tap-yoga-chua-viem-mui-di-ung)

Tin cùng nội dung

  • Trời chuyển lạnh, không khí khô hanh cộng với môi trường ô nhiễm làm nhiều người sáng sớm ngủ dậy thấy ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi kèm theo ho và đau họng.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY