Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ðịa chỉ sàng lọc gần 60 bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Gần đây, Bệnh viện (BV) Phụ sản TP Cần Thơ phát hiện sớm và quản lý điều trị nhiều trường hợp trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý bẩm sinh như tăng sản tuyến thượng thận, suy giáp bẩm sinh.

THU SƯƠNG

gần đây, bệnh viện (bv) phụ sản tp cần thơ phát hiện sớm và quản lý điều trị nhiều trường hợp trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý bẩm sinh như tăng sản tuyến thượng thận, suy giáp bẩm sinh. ðó là hai trong tổng số gần 60 bệnh lý mà trung tâm sàng lọc - chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của bv có năng lực sàng lọc sớm, giúp trẻ được can thiệp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và vận động.

Em bé sinh tại BV Phụ sản TP Cần Thơ được sàng lọc gần 60 bệnh lý bẩm sinh. Ảnh BV cung cấp.

Trong chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề những bệnh lý thường gặp ở giai đoạn sơ sinh, bs cki thạch thị ngọc yến, phó trưởng khoa nhi - sơ sinh cho biết, thời gian qua, bv tiếp nhận nhiều trường hợp mắc các bệnh lý bẩm sinh, thông qua các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm trong 48-72 giờ đầu sau sinh. trẻ được sinh tại bv phụ sản tp cần thơ được sàng lọc các bệnh: khiếm thính, tim bẩm sinh, bệnh g6dp, suy giảm bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. hơn 95% trẻ không có triệu chứng, phải qua các xét nghiệm sàng lọc mới phát hiện được bệnh. một số bệnh về nội tiết cần được can thiệt điều trị sớm, liên tục bằng hoóc - môn suốt đời. khi bệnh đã bộc phát ra triệu chứng, biểu hiện thì đã ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và hiệu quả đáp ứng điều trị, khiến trẻ chậm phát triển về tâm thần vận động, gây ra những di chứng thần kinh nặng nề.

Hiện nay trên thế giới, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh còn rất cao. theo thống kê năm 2019, mỗi ngày có khoảng 6.700 trẻ sơ sinh tử vong, chiếm 17/1.000 trẻ sinh sống. trong số đó, 1/3 tử vong trong ngày đầu tiên và 3/4 trẻ tử vong tuần đầu tiên sau sinh. còn ở việt nam, mặc dù tỷ lệ thấp hơn, nhưng cũng chiếm khoảng chiếm 14/1.000 trường hợp tử vong dưới 1 tuổi. theo đó, ngành sản khoa và chuyên khoa nhi liên tục nâng cao chất lượng điều trị và quản lý, chăm sóc trẻ, giảm thiểu tối đa nguy cơ khiến trẻ tử vong.

Thời gian qua, Khoa Nhi - Sơ sinh BV Phụ sản TP Cần Thơ tích cực triển khai nhiều kỹ thuật cao trong lĩnh vực điều trị trẻ sơ sinh, non tháng, trẻ mắc các bệnh lý bẩm sinh. Các bác sĩ đã điều trị thành công ngoạn mục cho nhiều trường hợp trẻ cực non tháng, nhẹ cân, với tuổi thai dưới 25 tuần và cân nặng 600gram. Những em bé này đối mặt với rất nhiều bệnh lý, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng và gánh chịu di chứng trong quá trình phát triển. Ê-kíp điều trị theo dõi sát sao diễn biến của trẻ, áp dụng nhiều biện pháp điều trị, từng bước cải thiện tối ưu về thân nhiệt và hô hấp cho trẻ. Bên cạnh đó, áp dụng chiến lược dinh dưỡng tăng cường cho trẻ, giúp em bé giảm sụt cân sau sinh, trở lại cân nặng lúc sinh càng sớm càng tốt vì em bé sau sinh thường sụt ký; em bé non tháng nhẹ cân bắt kịp cân nặng em bé khác tương tự còn trong bụng mẹ. Những trường hợp có thể ăn được qua đường tiêu hóa, bác sĩ cho em bé dinh dưỡng tích cực sớm, trong vài tuần đầu sau khi sinh, sau đó tăng sữa mẹ, sữa non tháng, tùy mức độ tăng trưởng của con.

Việc bổ sung dinh dưỡng không chỉ chú trọng giai đoạn mẹ và bé còn nằm viện. Bác sĩ tư vấn cho bà mẹ về chế độ dinh dưỡng phù hợp sau xuất viện để chăm sóc cho trẻ tốt hơn. Trong đó, sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất, cần được ưu tiên trong khẩu phần của trẻ, giúp giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử ở trẻ non tháng. Nếu bà mẹ không có sữa đáp ứng cho trẻ, có thể thay thế bằng sữa thích hợp cho trẻ non tháng đồng thời cung cấp thêm vitamin và các khoáng chất theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên cho con bú sữa mẹ sớm, hoàn toàn, từ 30 phút đến 1 giờ sau sinh vì trong sữa mẹ có nhiều năng lượng và kháng thể, giúp trẻ no dai, bảo vệ trẻ tốt hơn. Ngoài ra, cha mẹ cho em bé tiêm ngừa sau sinh phòng bệnh viêm gan B và bệnh lao trong vòng 24 giờ sau sinh và tuân thủ lịch tiêm ngừa theo chương trình tiêm chủng quốc gia.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/-ia-chi-sang-loc-gan-60-benh-ly-o-tre-so-sinh-a151167.html)

Tin cùng nội dung

  • Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tiêm nhầm vắcxin khiến ba trẻ sơ sinh bị Tu vong xảy ra sáng 20/7/2013 tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa.
  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY