Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Kế hoạch hành động ứng phó bệnh hen cho bé: Kim chỉ nam cho cha mẹ

Mỗi bệnh nhân hen cần có một kế hoạch hành động hen riêng.

Thông thường, lập kế hoạch hành động hen dựa trên nguyên tắc tín hiệu đèn giao thông: có 3 vùng tín hiệu gồm màu xanh, vàng và đỏ trong kế hoạch hành động hen.

Vùng màu xanh - Trẻ thở tốt, không có triệu chứng

Dấu hiệu để xác định trẻ đang ở vùng màu xanh là: Trẻ không có bất kỳ triệu chứng nào như ho, khò khè, khó thở và nặng ngực ban ngày cũng như ban đêm.

Hành động cần thiết trong giai đoạn này là cho trẻ sử dụng Thu*c xịt dự phòng hàng ngày. Có thể cho trẻ sử dụng Thu*c cắt cơn nhanh trước khi trẻ vận động mạnh như tập thể dục, chạy nhảy, vui chơi cường độ cao...

Vùng màu vàng - Vùng cảnh báo

Dấu hiệu xác định trẻ ở vùng màu vàng là: Trẻ bắt đầu thở xấu đi, ho, khò khè, khó thở, nặng ngực ngày hoặc đêm, tuy nhiên trẻ vẫn hoạt động bình thường.

Hành động: Vẫn cho trẻ dùng Thu*c dự phòng hàng ngày như ở vùng màu xanh và sử dụng thêm Thu*c cắt cơn. Nếu tình hình của trẻ không trở lại vùng màu xanh sau 1 giờ điều trị, hãy gọi cho bác sĩ hen của con và đưa con đến bệnh viện. Nếu trẻ phải sử dụng nhiều lần Thu*c cắt cơn là dấu hiệu của tình trạng hen xấu đi.

Vùng màu đỏ - Trẻ khó thở

Dấu hiệu nhận biết: Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào sau đây là trẻ đã ở vùng màu đỏ.

Trẻ thở khó và nhanh;

Cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực;

Không nói được thành câu;

Xịt Thu*c cắt cơn không hiệu quả.

Hành động lúc này là gọi ngay cho bác sĩ của con. Đưa con đi cấp cứu trong khi xịt Thu*c cắt cơn liên tục cứ 15 phút/ lần (theo liều bác sĩ cho) trên đường đến bệnh viện.

Cách ghi “Nhật ký theo dõi bệnh hen” của con

Hen phế quản là bệnh mạn tính, phải theo dõi và điều trị lâu dài, nên rất khó để bố mẹ nhớ hết các triệu chứng của con, do đó bác sĩ cũng không thể khai thác được đầy đủ, chính xác bệnh của con, gây hạn chế cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. vì thế, việc ghi lại nhật ký bệnh hen của con vô cùng hữu ích, giúp theo dõi được tiến triển về triệu chứng cũng như chức năng phổi và Thu*c điều trị hàng ngày của con. việc theo dõi bệnh hen của con tại nhà có 3 phần chính sau đây:

Theo dõi triệu chứng: ho; khò khè; khó thở; nặng ngực. Nếu trẻ có triệu chứng này, bạn hãy tích dấu “X” vào những ngày con có triệu chứng, vào ban ngày hay đêm.

Theo dõi chức năng phổi: Đo lưu lượng đỉnh hàng ngày cho con theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy ghi lại kết quả lưu lượng đỉnh của con đo được hàng ngày vào buổi sáng và tối. Đánh giá chức năng phổi của con ổn định hay thay đổi theo chiều hướng nào (tốt hay xấu) để có những can thiệp kịp thời.

Theo dõi Thu*c: Hãy ghi tên Thu*c và số lần dùng Thu*c hàng ngày của bé, để theo dõi tiến trình dùng Thu*c của trẻ.

Tái khám: khi đưa con đi tái khám, bạn nhớ mang theo Thu*c, bình xịt dự phòng cùng nhật ký bệnh hen của con.

Cách đo lưu lượng đỉnh và theo dõi cho trẻ hen

Dụng cụ đo lưu lượng đỉnh được sử dụng để hỗ trợ theo dõi điều trị bệnh nhân hen phế quản. lợi ích của việc sử dụng dụng cụ này rất rõ ràng: giúp theo dõi tiến trình bệnh; giúp dự báo cơn hen của trẻ; ngoài ra cũng giúp bác sĩ theo dõi và chẩn đoán hen cho trẻ. dụng cụ đo lưu lượng đỉnh được dùng hàng ngày đo vào buổi sáng và buổi chiều. kết quả đo được ghi vào sổ nhật ký bệnh hen của con.

Việc thực hiện đo lưu lượng đỉnh tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Gạt con trỏ về đầu (phía ngậm miệng).

Bước 2: Trẻ thở ra bình thường, ngậm đầu ống và hít thật sâu.

Bước 3: Sau khi hít sâu, trẻ thở ra thật nhanh và mạnh hết sức.

Bước 4: Xem con trỏ chỉ về đâu thì đó là kết quả đo được.

Bước 5: Hướng dẫn con đo lại 3 lần (lặp lại các bước từ 1 đến 4).

Bước 6: Ghi kết quả cao nhất trong 3 lần đo.

Đánh giá kết quả đo lưu lượng đỉnh:

Nếu số đo trên 80% giá trị bình thường: Nghĩa là phổi của bé bình thường, bé sử dụng Thu*c dự phòng hàng ngày.

Nếu số đo 60 - 80% giá trị bình thường: Nghĩa là có dấu hiệu cảnh báo bé chuẩn bị lên cơn hen, bé cần được xịt Thu*c cắt cơn ventolin.

Nếu số đo dưới 60% giá trị bình thường: Nghĩa là bé đang có cơn hen nặng, xịt Thu*c cắt cơn ventolin và cho trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.

Trị số bình thường được đính kèm theo máy. Những trị số bình thường này khác nhau theo tuổi, giới tính, chiều cao và chủng tộc.

BS. Lê Thị Thu Hương (BV Đại học Y Hà Nội)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ke-hoach-hanh-dong-ung-pho-benh-hen-cho-be-kim-chi-nam-cho-cha-me-n185610.html)
Từ khóa: bệnh hen

Tin cùng nội dung

  • Bệnh hen là một bệnh mạn tính của đường hô hấp, không chừa một lứa tuổi nào. Người ta cũng có thể bị hen lần đầu tiên khi tuổi đã cao…
  • Con tôi bị hen đã lâu, nhưng khoảng 1 năm trở lại đây bệnh có dấu hiệu tái phát, nhất là khi cháu mệt và khi giao mùa.
  • Con của chị gái tôi 5 tuổi, bị bệnh hen. Những ngày trở trời, cháu thường lên cơn hen nặng, rất khó thở.
  • Trong Đông y, bệnh hen phế quản còn được gọi là háo chứng, suyễn, hen suyễn. Bệnh được biểu hiện đặc trưng với những cơn hen, cơn khó thở do khí quản bị co thắt, kèm theo ho có đờm
  • Những lúc giao mùa hay mỗi khi thay đổi thời tiết cháu thường lên cơn hen nặng. Tôi lo lắng sợ sau này có con, liệu con tôi có bị hen.
  • Tôi không bị hen nhưng con trai tôi lại bị hen từ nhỏ. Hiện tôi sắp sinh cháu thứ hai nên rất lo, không biết em cháu có bị lây bệnh không?.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY