Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Kết quả xét nghiệm Covid-19: Vì sao khi âm tính, khi lại dương tính?

(HNMO) - Hiện nay, có trường hợp sau 8 ngày cách ly có kết quả xét nghiệm âm tính, khi xét nghiệm lại thì ra kết quả dương tính. Theo PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, các trường hợp có kết quả âm tính thì từ thời điểm có kết quả âm tính về trước là an toàn.

(hnmo) - theo báo cáo của sở y tế hà nội, tính đến 14h ngày 17-3, trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội đã tiếp nhận tổng cộng 4.180 mẫu xét nghiệm covid-19, trong đó có 826 mẫu sàng lọc tại sân bay nội bài và đã tiến hành xét nghiệm 4.018 mẫu. hiện còn lại 162 mẫu đang thực hiện xét nghiệm.

Pgs.ts nguyễn nhật cảm, giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội cho biết, thành phố tiến hành xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm các ca mắc, từ đó khoanh vùng kịp thời các trường hợp tiếp xúc, hạn chế thấp nhất dịch lây lan ra cộng đồng.

Vấn đề đặt ra hiện nay là có trường hợp sau 8 ngày cách ly có kết quả xét nghiệm âm tính, khi xét nghiệm lại thì ra kết quả dương tính. theo pgs.ts nguyễn nhật cảm, các trường hợp có kết quả âm tính thì từ thời điểm có kết quả âm tính về trước là an toàn, tức là chưa phát bệnh, chưa có khả năng lây lan cho người khác. dù vậy, những trường hợp âm tính vẫn cần phải tiếp tục giám sát chặt chẽ 14 ngày. bởi các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, thời gian ủ bệnh của covid-19 là 14 ngày.

"hiện nay, trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội (cdc hà nội) đã được bộ y tế cho phép thực hiện xét nghiệm sàng lọc bằng phương pháp y tế hiện đại. phương pháp này bảo đảm việc xét nghiệm có kết quả chính xác đến 99,9%, không xảy ra tình trạng "âm tính giả", pgs.ts nguyễn nhật cảm nói.

Còn theo bác sĩ trương hữu khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh, bệnh viện nhi đồng 1 thành phố hồ chí minh, trong thời gian cách ly, người đã xét nghiệm âm tính có kết quả dương tính là hoàn toàn bình thường. về nguyên tắc, vi rút sars-cov-2 khi vào cơ thể khu trú ở họng, có một số nhất định vào trong máu, một số sử dụng tế bào của đường hô hấp nhân lên và phát tán ra. ngày thứ 8 xét nghiệm âm tính, sau đó, ngày 9 kết quả lại dương tính là điều bình thường, bởi đến ngày đó, vi rút mới phát ra. không bao giờ có chuyện một bệnh nhân vừa nhiễm vi rút, lấy mẫu xét nghiệm đã cho kết quả dương tính ngay lập tức.

"do đó, những người có nguy cơ nhiễm vi rút, chỉ khi phết họng sau 14 ngày mà kết quả âm tính thì mới yên tâm", bác sĩ trương hữu khanh nói.

Về vấn đề này, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết: "Phương pháp xét nghiệm xác định người nhiễm Covid-19 hiện nay được toàn thế giới áp dụng là Realtime PCR (RT-PCR). Đây là phương pháp có độ nhạy, đặc hiệu rất cao. Trung bình mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận khoảng 100 mẫu bệnh phẩm từ khắp các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc gửi đến. Riêng tại Hà Nội đã có CDC Hà Nội và một số bệnh viện trung ương trên địa bàn đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm Covid-19. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố khác chưa triển khai được".

Cũng theo gs.ts đặng đức anh, kết quả xét nghiệm tùy thuộc vào thời điểm, trạng thái lấy mẫu. viện vệ sinh dịch tễ trung ương cũng là đơn vị cuối cùng khẳng định lại kết quả (nếu là ca dương tính). như vậy, có thể thấy, quy định cách ly 14 ngày hiện nay là hợp lý.

"ngay cả với trường hợp bệnh nhân dương tính được đưa vào bệnh viện điều trị, khi điều trị kết quả tốt, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu lần 1 và lấy mẫu lần 2, thời gian cách nhau khoảng 1-2 ngày. hai kết quả đều âm tính thì mới coi như bệnh nhân đó khỏi bệnh", gs.ts đặng đức anh nói.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/961365/ket-qua-xet-nghiem-covid-19-vi-sao-khi-am-tinh-khi-lai-duong-tinh)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY