Tin tức trên daily mail cho biết, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một bộ xương cổ đại - những gì còn sót lại của nạn bạo hành từ thời xa xưa. đồng thời cũng tiết lộ bằng chứng về cách thức phẫu thuật não cứu người đã tồn tại từ thời nguyên thủy.
Bán đảo copacabana ngày nay có thể là một nam châm đối với những người mê khám phá phiêu lưu mạo hiểm vào kỳ nghỉ nhưng ít ai biết rằng nơi đây từng nổi danh là một địa danh 'đẫm máu" cách đây hơn 1000 năm trước. vùng đất rộng nhô ra ngoài ở hồ titicaca, bolivia là lãnh thổ của một nhóm người được cho là thường xuyên tham gia các cuộc giao tranh thảm khốc.
Bộ xương nói trên đã tiết lộ dấu hiệu của tình trạng bạo lực như gãy xương, nhưng các lỗ hổng trong hộp sọ cũng cho thấy rằng, trước kia nền văn hóa cổ đại đã từng tiến hành phẫu thuật sọ não để cố gắng cứu sống con người. Đồng thời hộp sọ này cũng tiết lộ manh mối về những kỹ thuật phẫu thuật thô sơ được phát triển theo thời gian nhằm đạt được một tỷ lệ thành công cao hơn.
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện bộ xương cổ đại cho thấy nhiều dấu hiệu của việc phẫu thuật não từ thời nguyên thủy.Theo đó, thời kỳ Trung cổ ở Andes là một mốc thay đổi sự hỗn loạn của chính trị và xã hội ở hai quốc gia lớn là Wari và Tiwanaku.Nghiên cứu in trên Tạp chí quốc tế Osteoarchaeology cho thấy bộ xương mang dấu hiệu của bạo lực cũng được tìm thấy ở Chile và Peru. Chúng cho thấy chính lỗ hổng quyền lực dẫn đến hỗn loạn trên diện rộng.
Tuy vậy, các bằng chứng về thời kỳ nguy hiểm này tại lưu vực Titicaca thực sự rất ít ỏi. Vào giữa những năm 90, chín bộ xương được tìm thấy chôn vùi trong một khu chôn cất tròn trên mặt đất tại Ch’isi. Nghiên cứu thấy độ tuổi qua đời của những người tiền sử lúc bầy giờ là từ 18 đến 50 tuổi.
Đặc biệt, tất cả đều cho thấy dấu hiệu của bạo lực.bốn bộ xương tiết lộ manh mối rằng họ bị tấn công bởi những vũ khí cùn hoặc nhọn làm tổn thương mặt, xương sườn và cánh tay. hơn nữa họ cũng bị tấn công nhiều vào thân thể.
Các nhà khoa học cho hay: hiểu rõ được các chấn thương bị ảnh hưởng như thế nào sẽ hiểu rõ hơn về những bạo lực mà người xưa gặp phải.tỷ lệ gãy xương sọ và khuôn mặt có thể cho thấy bạo lực giữa các cá nhân với nhau là thường xuyên và tương đối nghiêm trọng.
Ngoài những vết thương được tìm thấy khắp nơi trên các bộ xương nam và nữ cũng phát hiện thấy dấu hiệu của việc chữa lành vết thương. điều nàycho thấy đây là dấu hiệu của việc cả cộng đồng thường xuyên bị tấn công chứ không phải một cá nhân hay là một nghi lễ cố định.
Theo khảo cổ học, dấu vết trên bộ xương cổ đại cho thấy nạn nhân bị tấn công bằng vật nhọn.Các nhà khảo cổ học chỉ ra, hầu hết các vết thương đã lành hoàn toàn với rất ít hoặc hầu như không có dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc biến chứng khác do chấn thương. điều này có thể phản ánh rằng, người tiền sử đã được điều trị y tế hoặc được cá nhân khác chăm sóc.
Sự hiện diện của các can thiệp phẫu thuật trong các hình thức khoan xương (Trepanation) nhấn mạnh trình độ kỹ thuật y tế lúc bây giờ. Khoan xương trepanation là một hình thức cổ xưa của phẫu thuật sọ não, được sử dụng cho mục đích y tế liên quan đến việc loại bỏ những mảnh xương sọ.
Xác ướp Peru cho thấy rằng con người thời đó đã dùng các công cụ kim loại để thực hiện phẫu thuật này, mặc dù không tìm thấy bằng chứng cụ thể. Tuy nhiên, từng có bằng chứng cho thấy một phụ nữ trung niên dường như đã sống sót sau ca phẫu thuật khoan xương Trepanation.
Có thể nạn nhân đã được giải phẫu để giảm bớt áp lực trong sọ do xuất huyết từ hậu quả của một cú đánh mạnh vào đầu. Kỹ thuật này dường như giúp bệnh nhân có tỷ lệ sống sót cao hơn do các bác sĩ thời nguyên thủy đã học được kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ. Các bằng chứng thu được cho thấy một xã hội vô cùng bạo lực nhưng kiến thức y học vô cùng phát triển.
Theo Bích Phượng/VietQ
Link bài gốc Lấy link
http://vietq.vn/khao-co-hoc-tim-thay-xuong-co-dai-minh-chung-phau-thuat-nao-nguyen-thuy-d63443.htmlTheo Bích Phượng/VietQ
Chủ đề liên quan:
bộ xương cổ đại chấn thương hồ Titicaca khám phá Khảo cổ học khoa học phẫu thuật não tấn công