Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Khi hệ miễn dịch xuống cấp quá nhanh, cơ thể sẽ có 5 dấu hiệu lạ: Không sớm khắc phục bạn sẽ dễ mắc bệnh và nhiễm virus hơn người khác

Kể từ khi chúng ta sinh ra, hệ miễn dịch đã phải hoạt động suốt ngày đêm, chúng hoàn toàn có thể bị tổn thương bởi nhiều yếu tố như căng thẳng, lo lắng, sinh hoạt kém khoa học...

Hệ thống miễn dịch chính là "tuyến phòng thủ" số một, cần thiết cho sự sống còn của con người. nếu không có hệ thống miễn dịch, cơ thể sẽ bị tấn công từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và vô vàn những tác nhân gây bệnh khác.

Kể từ khi chúng ta sinh ra, hệ thống miễn dịch đã phải hoạt động suốt ngày đêm, chúng hoàn toàn có thể bị tổn thương bởi nhiều yếu tố như căng thẳng, lo lắng, sinh hoạt kém khoa học... điều này vô cùng nguy hiểm khi con người đang phải đối mặt với sars-cov-2, bởi đã có nghiên cứu chứng minh những người có hệ thống miễn dịch kém sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn khi nhiễm loại virus này.

temlate2.jpg

Theo các chuyên gia, nếu bạn cảm thấy gần đây mình thường xuyên xuất hiện 5 triệu chứng dưới đây, điều ấy có nghĩa hệ thống miễn dịch của bạn đã bị "xuống cấp".

1. Thường xuyên bị đau bụng

Theo đại học john hopkins (mỹ), phần lớn hệ thống miễn dịch của con người đều tồn tại ở đường tiêu hóa. đường tiêu hóa của chúng ta có vi khuẩn tốt tiết ra kháng thể để chống lại nhiễm trùng. do đó, nếu mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. nó cũng làm cho bạn dễ mắc bệnh tự miễn dịch và các tình trạng viêm nhiễm khác.

Vi khuẩn đường ruột cũng đóng một vai trò lớn trong quá trình tiêu hóa. vì vậy, nếu bạn thường xuyên gặp các vấn đề về dạ dày như đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có hệ miễn dịch kém.

2. Bạn bị ốm thường xuyên và mất nhiều thời gian hơn để chữa lành

Thường xuyên ngã bệnh là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy khả năng miễn dịch kém bởi lúc này, cơ thể không được bảo vệ khỏi vi khuẩn, nấm, vi rút có hại... từ đó khiến bạn dễ đau ốm hơn.

cc12f33be9ab2ba0fdf68f803d54037b.jpg

Theo các chuyên gia, nếu bạn bị cảm lạnh hơn 3 lần một năm và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục, đó là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn không hoạt động tốt như trước.

Theo báo cáo của viện hàn lâm dị ứng và miễn dịch học hoa kỳ, nếu bạn phải dùng hơn hai đợt Thu*c kháng sinh trong một năm, bạn có thể đang bị rối loạn miễn dịch và phải đến thăm khám và trao đổi với bác sĩ.

3. Thường xuyên cảm thấy lo lắng, căng thẳng không rõ lý do

Theo báo cáo của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, căng thẳng lâu dài có thể làm suy yếu các phản ứng của hệ thống miễn dịch. Bởi cảm xúc tiêu cực này có thể làm giảm tế bào lympho của cơ thể, trong khi các tế bào này vô cùng cần thiết để chống lại nhiễm trùng.

Bác sĩ Nadia Hasan, công tác tại Delancey Internal Medicine cho biết: "Nồng độ tế bào lympho của bạn càng thấp, bạn càng có nguy cơ cao nhiễm các loại virus như cảm lạnh thông thường".

4. Bạn bị nhiễm trùng hơn 4 lần/năm

Thường xuyên bị nhiễm trùng là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang gặp trục trặc. theo viện hàn lâm dị ứng & suyễn miễn dịch hoa kỳ, các dấu hiệu suy giảm miễn dịch có thể xảy ra ở người lớn bao gồm:

- Bị nhiễm trùng tai hơn 4 lần/năm

- Bị viêm phổi 2 lần/năm

- Bị viêm xoang mãn tính hoặc hơn viêm xoang do vi khuẩn hơn 3 lần/năm

5. Ngủ đủ giấc nhưng vẫn thấy kiệt sức

f55a71ef21750aa1725099766a4c9c3d.jpg

Tiến sĩ autumn burnette (trợ lý giáo sư khoa dị ứng và miễn dịch học lâm sàng, đại học howard, mỹ) cho biết: “nếu bạn đã ngủ đủ giấc mà vẫn cảm thấy kiệt sức, bạn nên xem xét liệu hệ thống miễn dịch của mình có đang gặp trục trặc hay không.

khi hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu thì mức năng lượng của bạn cũng sẽ tương tự. điều này có thể gây khó chịu khi bạn cần làm việc, giao lưu và sinh hoạt trong cuộc sống vì vậy tốt nhất là bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, sử dụng nhiều thực phẩm giàu vitamin c, nếu có thể hãy đến thăm khám bác sĩ".

Nguồn: Pennmedicine, Bustle, Indiatimes

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/khi-he-mien-dich-xuong-cap-qua-nhanh-co-the-se-co-5-dau-hieu-la-khong-som-khac-phuc-ban-se-de-mac-benh-va-nhiem-virus-hon-nguoi-khac-20201202162920375.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Em đi siêu âm thì được biết em bị sỏi thận phải 14mm.Em muốn hỏi thêm BS tán sỏi ngoài cơ thể có phải nằm viện điều trị không? Mức độ nguy hiểm và chi phí cho 1 ca tán sỏi là bao nhiêu? Em cám ơn BS! (Tran Yen)
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY