Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Khi nào cần dùng azithromycin?

Azithromycin là một trong những Thu*c kháng sinh thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh để trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn

Azithromycin là một trong những Thu*c kháng sinh thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh để trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn như: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới mức độ nhẹ và vừa, viêm phổi mắc tại cộng đồng, hay đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Thu*c còn dùng trong nhiễm khuẩn da và cấu trúc của da, các bệnh lây qua đường T*nh d*c như: lậu, nhiễm Chlamydia trachomatis ở hệ tiết niệu Sinh d*c, bệnh mắt hột... Đối với các trường hợp viêm phổi vừa và nặng hoặc người bệnh có nguy cơ bị nhiễm khuẩn tại bệnh viện, suy giảm miễn dịch, không dùng azithromycin trong điều trị ngoại trú. Những trường hợp này phải điều trị tại bệnh viện.

Kháng sinh này có các dạng: viên nang, bột pha hỗn dịch uống, dung dịch Thu*c nhỏ mắt, Thu*c tiêm tĩnh mạch. Đối với dạng Thu*c tiêm được dùng chủ yếu theo chỉ định của bác sĩ và được thực hiện bởi nhân viên y tế. Còn đối với dạng Thu*c uống, nhỏ mắt, Thu*c không chỉ được dùng theo đơn bác sĩ mà nhiều khi người bệnh còn tự ý mua về dùng. Tuy nhiên, khi dùng azithromycin cần lưu ý:

Không sử dụng Thu*c này cho người bệnh quá mẫn với azithromycin hoặc với bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm macrolid. Azithromycin có thể uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, nhưng không được tiêm thẳng vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Đối với Thu*c uống có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn. Dạng hỗn dịch cần lắc trước khi uống.

Bất lợi hay gặp nhất khi dùng azithromycin là rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng: buồn nôn, đau bụng, co cứng cơ bụng, nôn, đầy hơi, tiêu chảy, nhưng thường nhẹ. Có thể thấy biến đổi nhất thời số lượng bạch cầu trung tính hay tăng nhất thời enzym gan, đôi khi có thể gặp phát ban, đau đầu và chóng mặt. Sử dụng Thu*c lâu dài ở liều cao, azithromycin có thể làm giảm sức nghe có hồi phục ở một số người bệnh. Nói chung, các tác dụng phụ do Thu*c gây ra thường nhẹ đến trung bình và hồi phục khi ngừng Thu*c hoặc phải điều trị triệu chứng...

Đối với các Thu*c dùng cùng cần lưu ý tới sự tương tác bất lợi của Thu*c. Ví dụ, nếu người bệnh đang dùng các Thu*c acid azithromycin chỉ được dùng ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi dùng các Thu*c kháng acid (trừ azithromycin uống giải phóng chậm). Không sử dụng đồng thời azithromycin với các dẫn chất nấm cựa gà như ergotamin trị đau nửa đầu chẳng hạn vì có khả năng ngộ độc...

Dược sĩ Hoàng Thu Thuỷ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-khi-nao-can-dung-azithromycin-20957.html)

Tin cùng nội dung

  • Thói quen lười vận động và ăn uống không điều độ dẫn tới béo phì khiến con người đứng trước rủi ro cao mắc các bệnh phổi nguy hiểm.
  • Các nhà khoa học Đức tại Đại học Regensburg và nhóm cộng sự người Mỹ cho biết, những người béo phì có nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tăng cao.
  • Sốt rét là bệnh gây nên bởi ký sinh trùng Plasmodium truyền từ người sang người, nhưng gần đây các nhà khoa học còn phát hiện Thuốc kháng sinh có đóng góp không nhỏ làm tăng lây truyền bệnh sốt rét.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) còn gọi là COPD là bệnh thường gặp và đang gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
  • Ở người cao tuổi (NCT), các cơ quan chức năng quan trọng của cơ thể như ruột, tim, gan, thận... đều đã bị suy yếu nên sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, đào thải của Thuốc kháng sinh vào cơ thể đã bị thay đổi. Do đó, việc dùng kháng sinh cần phải đặc biệt lưu ý.
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Nếu phải uống Thuốc kháng sinh, bạn cần ăn các loại thực phẩm giàu probiotics và prebiotics bởi sự gắn kết hoàn hảo giữa chúng trong đường ruột.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease, COPD) là bệnh phổi bao gồm cả hai bệnh trạng trên, thường gặp ở những người hút Thu*c lá, Thu*c lào nhiều năm.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY