Chuyên đề hôm nay

Khi nào cần xét nghiệm sán dải heo?

Thưa bác sĩ, em hay ăn rau sống, cũng thích thưởng thức món thịt heo nướng tái. Nhưng giờ tự nhiên da em xuất hiện triệu chứng nổi sần, nổi cục trên da. Không biết em có nhiễm sán dải heo không? Khi nào thì nên đi xét nghiệm sán dải heo ạ?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn thân mến,

Bệnh sán dải heo do tác nhân gây bệnh là Taenia solium, taenia asiatica. Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non người (người là ký chủ vĩnh viễn), nhờ các giác hút và móc, sán bám vào niêm mạc ruột ở đoạn trên hỗng tràng, là nơi có sẵn các chất dinh dưỡng dễ hấp thu.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), để phát hiện có nhiễm sán dải heo hay không cần dựa vào các biểu hiện như đau bụng, đi ngoài ra đốt sán hoặc rối loạn tiêu hóa... kèm với kết quả xét nghiệm. Người bệnh nên nghĩ đến xét nghiệm sán dải heo nếu có các biểu hiện như:

- Xuất hiện các triệu chứng đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài...

- Khi có dấu hiệu ấu trùng sán dải heo trên da (nổi sần, nổi cục trên da).

- Khi có dấu hiệu mà bác sĩ nghi ngờ do ấu trùng sán dải heo gây ra trên não như: co giật, động kinh, đau đầu, liệt tay chân hoặc liệt tứ chi, nặng hơn có thể hôn mê.

- Xuất hiện các cục tại hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thủy tinh thể...

Trước tiên bạn cần đi khám, thông qua các triệu chứng bác sĩ sẽ có chỉ định nên làm xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh. Bạn ở TPHCM, có thể đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TPHCM... để khám và có hướng điều trị thích hợp.

Trân trọng!

AloBacsi.com
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/khi-nao-can-xet-nghiem-san-dai-heo-n405116.html)

Tin cùng nội dung

  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY