Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Khi sanh ra bé đã bị hẹp động mạch phổi ...

Con tôi sinh ngày 01/01/2012 lúc sinh cháu nặng 2.2 đến nay 24/02/2012 cháu được 3.1kg.
Bác sĩ chẩn đoán cháu bị bệnh tim bẩm sinh tím, lúc sinh ra lúc nào tôi cũng thây môi cháu tím đen ,sau khi đem cháu vào viện NĐ1 cấp cứu 1 tháng (nhiễm trùng huyết,viêm phổi,vàng da ứ mật )nay tôi thấy môi cháu đã bớt thâm đen ,nước da còn xanh xao.  Kết quả siêu âm tim nói cháu bị hẹp van động mạch phổi,thông liên thất màng(thông số bao nhiêu thì tôi kô rõ) nhưng bác sĩ nói tim cháu thuộc dạng nặng ,từ giờ đến lúc mổ mong cháu kô trở bệnh ,nếu trở bệnh sẽ khó qua khỏi ,vì giờ cháu quá bé để can thiệp.  Tôi rất lo cho cháu, xin bác sĩ cho tôi biết đến khi nào thì có thể can thiệp cho cháu bé vì tôi muốn chuyển cháu đến NĐ2 để tiến hành,hiện giờ cháu tăng cân rất chậm, tính từ lúc cấp cứu những bệnh lý trước hiện tại cháu 5ngày tăng được 100gram,cháu tự bú tốt, 1 lần uống 50-70ml ngày uống ít nhất 8 lần(có lúc hơn). Xin bác sĩ cho biết tôi cần phải làm gì để khả năng trở bệnh của cháu thấp nhất,vì đây là đứa con đầu lòng nên tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé. Mong bác sĩ giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Khám bệnh Online tại ALOBACSI.VNXin chào bạn,

Chúng tôi rất thông cảm vì bé là con đầu lòng của bạn mà cháu lại có tim bẩm sinh nên gia đình rất là lo lắng. Theo như trong thư bạn mô tả, cháu có hai dị tật tim là hẹp van động mạch phổi và thông liên thất. Những trẻ sinh ra có thông liên thất thì lượng máu lên phổi rất nhiều, tuy nhiên van động mạch phổi hẹp lại giúp bảo vệ phổi của cháu tránh bị máu lên quá nhiều. Nhưng con bạn lại tím rất nặng.Cho nên:

1. Bạn có thể đưa cháu đến phòng khám Tim mạch, Bệnh viện Nhi Đồng 2 để các bác sĩ kiểm tra toàn diện cho con bạn. Nếu cần thiết chúng tôi sẽ tiến hành giải quyết 1 trong 2 tật tim trước, sau đó đến khi bé tăng đủ kg, chúng tôi sẽ giải quyết tật thứ 2 nếu cháu có hẹp van động mạch phổi quá nặng.

2.  Nếu hẹp van động mạch phổi từ nhẹ đến trung bình thông liên thất, chúng tôi sẽ phẫu thuật cả hai khi bé đủ kg

Mong sẽ gặp lại bạn sớm nhất có thể.

Chào thân mến.AloBacsi.vn
Theo BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - BV Nhi Đồng 2
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/khi-sanh-ra-be-da-bi-hep-dong-mach-phoi--n29570.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm động mạch Takayasu là dạng hiếm của các rối loạn viêm mạch máu. Bệnh có thể gây đau ngực, đau tay, cao huyết áp và cuối cùng là suy tim hoặc đột quỵ.
  • Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là bệnh làm động mạch của bạn trở nên cứng và hẹp đi. Thậm chí, động mạch có thể bị tắc hoàn toàn. Động mạch là những mạch máu mang máu từ tim đến những phần còn lại của cơ thể.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Nong động mạch cảnh (Carotid angioplasty) là một thủ thuật nhằm mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp để phòng ngừa hay điều trị đột quỵ. Động mạch cảnh là động mạch nằm ở hai bên vùng cổ và là động mạch chính cấp máu cho não. Thủ thuật này liên quan đến việc luồn và bơm phồng một bóng nhỏ để nong và mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY