Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Khiếm thính là gì? Làm thế nào để điều trị?

Khiếm thính là gì? Làm thế nào để điều trị? là thắc mắc của nhiều người bệnh. Tham khảo ngay bài viết để biết thêm thông tin

khiếm thính là một bệnh lý về tai khiến bệnh nhân không thể nghe rõ âm thanh so với người bình thường, làm ảnh hưởng đến các hoạt động giao tiếp. tuy nhiên vẫn có cách khắc phục nếu chúng ta hiểu rõ về bệnh và điều trị đúng cách.

Tìm hiểu về thông tin về bệnh khiến thính

1. Khiếm thính là gì?

Khiếm thính là tình trạng một người, động vật hoặc một cá thể nào đó có thính giác kém khiến đối tượng không thể nghe rõ những âm thanh phát ra từ bên ngoài, trong khi những đối tượng không mắc bệnh lại có thể nghe thấy âm thanh đó một cách dễ dàng.

Bệnh được phân thành nhiều mức độ nghe khác nhau bao gồm:

    Nghe kém nhẹ: Bệnh nhân không có khả năng nghe được tiếng nói thì thầm, âm thanh nhỏ. Ngoài ra người bệnh khó có thể nghe được tiếng nói ở những nơi ồn ào.
  • Nghe kém trung bình: Bệnh nhân không nghe được tiếng nói thì thầm và những tiếng nói bình thường. Ngoài ra bệnh nhân rất khó để có thể nghe được tiếng nói ở những nơi ồn ào.
  • Nghe kém nặng: Bệnh nhân không thể nghe được kể cả tiếng nói lớn. Do đó cần hét sát vào tai hoặc sử dụng nhiều cách truyền đạt thông tin khác.
  • Nghe kém sâu (điếc hoàn toàn): Bệnh nhân không thể nghe được kể cả khi hét sát vào tai. Khi đó bệnh nhân cần sử dụng thiết bị trợ thính thì mới có thể giao tiếp.

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng khiếm thính

Tình trạng khiếm thính xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

    Tổn thương tai trong do lão hóa hoặc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, âm thanh lớn

3. Dấu hiệu nhận biết sớm của khiếm thính

Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ nhận thấy những dấu hiệu nhận biết sớm bao gồm:

    Khó có thể nghe rõ hoặc nghe chính xác người khác đang nói gì dẫn đến hiểu sai ý, nhất là đối với những nơi có nhiều tiếng ồn

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ

Bệnh nhân nên đến bệnh viện để được thăm khám và nhận phát đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu bị mất thính lực đột ngột, nhất là mất thính lực đối với một bên tai. ngoài ra khi nhận thấy có dấu hiệu khó nghe hoặc tình trạng nghe kém làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Làm thế nào để điều trị khiếm thính?

Các phương pháp điều trị khiếm thính thường phụ thuộc vào mức độ phát triển bệnh lý và các nguyên nhân hình thành bệnh

1. Điều trị khiếm thính bằng Thu*c

Đối với trường hợp khiếm thính ở thể nhẹ, mất thính lực đột ngột, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng một số loại Thu*c steroid.

2. Loại bỏ tắt nghẽn sáp

Khi xuất hiện tình trạng nghe kém do tích tụ ráy tai, bệnh nhân sẽ được điều trị với Thu*c nhỏ tai, đồng thời xả sáp bằng nước (tưới) và sử dụng chân không để hút hết phần sáp đang tích tụ tại ống tai ra bên ngoài.

3. Sử dụng máy trợ thính

Đối với trường hợp khiếm thính ở thể nặng, nghe kém nặng, nghe kém sâu hoặc mất thính lực do tổn thương tai trong, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn lựa chọn và sử dụng máy trợ thính. thiết bị hỗ trợ này sẽ làm cho âm thanh mạnh hơn, lớn hơn giúp bệnh nhân có thể nghe dễ dàng hơn.

4. Cấy ghép ốc tai điện tử

Cấy ghép ốc tai điện tử phù hợp cho trường hợp khiếm thính nặng và nghe kém sâu. không giống như máy trợ thính hỗ trợ khuếch đại âm thanh và hướng chúng vào ống tai của người bệnh, ốc tai điện tử có thể bù đắp và thay thế các bộ phận bị hỏng hoặc không có khả năng thực hiện các chức năng ở tai.

5. Cấy ghép não thính giác (ABI)

Bệnh nhân có thể chọn lựa phương pháp ghép não thính giác cho những trường hợp khiếm thính nghiêm trọng, điếc tai hoàn toàn (nghe kém sâu) hoặc khiếm thính do dây thần kinh thính giác bị tổn thương.

ABI có khả năng thay thế và bù đắp các chức năng của những bộ phận bị hỏng. Đồng thời tín hiệu âm thanh sẽ được gửi trực tiếp đến não dọc theo dây giúp cải thiện khả năng nghe của người bệnh. Tuy nhiên một ABI thường chỉ cải thiện thính giác ở một mức độ nào đó, không thể khiến thính giác khôi phục hoàn toàn.

6. Cấy tai giữa (MEI)

Nếu bệnh nhân không thể sử dụng máy trợ thính do bị dị ứng với những vật liệu làm nên máy hoặc thiết bị hỗ trợ này không vừa với tai, người bệnh có thể sử dụng phương pháp cấy tai giữa.

MEI hoạt động dựa trên 2 phần chính:

    Thiết bị gắn vào da giúp thu nhận âm thanh và biến chúng thành tín hiệu điện

Phương pháp MEI có thể giúp âm thanh di chuyển sâu vào tai trong và não làm âm thanh trở nên to hơn, bệnh nhân có thể nghe rõ hơn. Tuy nhiên phương pháp này không thể khôi phục hoàn toàn thính giác.

Ngoài những phương pháp điều trị trên, bệnh nhân cũng có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu kết hợp với đọc môi hoặc sử dụng thiết bị nghe hỗ trợ như vòng đeo cổ giúp nghe nhạc và nói chuyện điện thoại thông qua máy trợ thính, bộ khuếch đại tv, thiết bị rung… để thực hiện các hoạt động giao tiếp và giải trí thường ngày.

Trên đây là những thông tin cơ bản về khiếm thính là gì và làm thế nào để điều trị. tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. tốt nhất bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và ra hướng điều trị hợp lý. chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho các bác sĩ có chuyên môn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/khiem-thinh-la-gi-lam-the-nao-de-dieu-tri)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY