Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Khó thở do bướu giáp đa nhân phải điều trị thế nào?

Dạ chào bác sĩ, cháu 24 tuổi. Theo kết quả siêu âm cháu bị bướu giáp đa nhân lành tính nhưng gần đây, cổ cháu bắt đầu thấy khó chịu như nặng cổ, nuốt vướng, khó thở, đau âm âm ở trong rất khó chịu và cháu rất hay bị sốt ạ, hết được khoảng 2,3 ngày là sốt lại rất mệt. Cho cháu hỏi có sao không ạ? Cách điều trị như thế nào?

Phì đại tuyến giáp ở bướu giáp đa nhân lành tính chèn ép gây khó thở cho người bệnh - ảnh minh họa

Chào bạn!
Bướu giáp lành tính hay còn gọi là bướu cổ đơn thuần, đôi khi quen gọi một cách ngắn gọn là bướu cổ. Một số người chỉ tình cờ thấy bướu lớn hơn bình thường hoặc do người khác phát hiện hoặc đi khám sức khỏe. Có thể gặp bướu giáp đơn nhân (1 bướu) nhưng cũng có thể nhiều bướu (đa nhân).
Bướu giáp đa nhân lành tính nếu phát triển chậm và chưa gây ra triệu chứng chèn ép thì không cần phải điều trị. Việc can thiệp điều trị chỉ áp dụng khi toàn bộ tuyến giáp phì đại gây chèn ép các khí quản, thanh quản, hoặc một nhân giáp nào đó trở thành nhân độc (tăng cường sản xuất hormone). Khi kích thước khối bướu cổ rất lớn và người bệnh bị khàn giọng, khó thở, biện pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định. Bên cạnh phẫu thuật, liệu pháp iod phóng xạ cũng có thể được áp dụng để giảm kích thước khối bướu khi người bệnh không thể phẫu thuật. Tuy nhiên, liệu pháp iod phóng xạ cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ như: Gây viêm tuyến giáp, tái phát bướu nhân tuyến giáp và suy giáp (ở 20% bệnh nhân). Sau khoảng 2 tuần đầu điều trị bằng iod phóng xạ, người bệnh có thể gặp tình trạng cường giáp thoáng qua.   

Qua thông tin bạn chia sẻ, các triệu chứng khó nuốt, thấy vướng ở cổ, sốt,... có thể là do khối bướu đang phát triển với kích thước lớn, gây chèn ép các cơ quan xung quanh. Vì thế bạn nên đến chuyên khoa nội tiết để được thăm khám và có sự chỉ định đúng nhất.
Để phòng ngừa và điều trị đối với bướu cổ đơn thuần, bạn nên dùng muối iod và một số thức ăn có nhiều iod như hải sản, trứng, sữa,... Không dùng kéo dài các Thu*c, thức ăn ức chế hấp thu iod. Hiện nay, một số thực phẩm đã được bổ sung iod như muối iod, nước mắm iod... bạn có thể dùng hàng ngày thay cho nước mắm và muối thường.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> "Bướu giáp đa nhân/cường giáp" điều trị như thế nào?

>> Hay mệt mỏi, khó thở… do bướu giáp đa nhân?

Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.com
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/kho-tho-do-buou-giap-da-nhan-phai-dieu-tri-the-nao-n404449.html)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY