Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Khởi động dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV tại Hà Nội

Sở Y tế Hà Nội vừa phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khởi động cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV tại Trung tâm Y tế Đống Đa.

Chiều 16/4/2019, Sở Y tế phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam đã tổ chức khởi động cung cấp dịch vụ điều trị (PrEP) tại Phòng khám đa khoa số 3-Trung tâm Y tế Đống Đa.

Theo báo cáp của Chương trình Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS, mặc dù dịch HIV đã đã có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn khoảng 2 triệu người phát hiện nhiễm HIV mới mỗi năm. Tại Việt Nam, đến hết năm 2018, ước tính số người nhiễm HIV hiện còn sống là 250.000 người, trong đó hàng năm trung bình có khoảng 10.000 người phát hiện nhiễm HIV mới.

Theo kết quả giám sát tại các tỉnh, thành phố năm 2018 trong khi tỷ lệ nhiễm HIV ở hầu hết các nhóm có hành vi nguy cơ cao như người nghiện chích M* t*y, phụ nữ B*n d*m có xu hướng giảm nhanh thì tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ T*nh d*c đồng giới (MSM) và cộng đồng người chuyển giới lại tăng lên. Cụ thể, trước đây tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích M* t*y chiếm 29-30% thì nay giảm còn 9-10%, ở phụ nữ B*n d*m cũng giảm từ 5% xuống 3,4%. Riêng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM tăng cao, từ 7% năm 2016 lên 11,4% năm 2018. Theo ước tính cả nước có khoảng 174.000 MSM trong độ tuổi 15-49 và riêng Hà Nội có tới hơn 30.000 MSM, chiếm khoảng 17% số MSM cả nước.

Bà Phan Thu Hương, Phó cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS phát biểu tại lễ khởi động sự kiện

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là dịch vụ giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống 1 viên Thu*c mỗi ngày như một phần của chiến lược dự phòng HIV kết hợp. Tuân thủ tốt có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ T*nh d*c trên 90% và tiêm chích M* t*y 70%. PrEP an toàn cho người dùng, cả phụ nữ mang thai và cho con bú.

Năm 2016, PrEP được thí điểm đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2018, Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch triển khai dự phòng trước phơi nhiễm HIV giai đoạn 2018-2020. Giai đoạn mở rộng PrEP 2018-2020, Thu*c kháng HIV cho điều trị PrEP được cung cấp miễn phí. Đây là cơ hội và điều kiện thuận lợi để nhóm có nguy cơ cao được dễ dàng tiếp cận dịch vụ dự phòng với chi phí thấp và hiệu quả cao.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội phát biểu tại sự kiện

Trong giai đoạn mở rộng hiện nay, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các dự án/tổ chức triển khai dịch vụ PrEP tại 11 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh và Tiền Giang với 43 cơ sở y tế tư nhân và nhà nước. Hiện nay, hơn 2.000 người sử dụng dịch vụ PrEP.

Hà Nội là đơn vi tiên phong triển khai thí điểm PrEP từ năm 2016. Phòng khám đa khoa số 3-Trung tâm Y tế Đống Đa là 1 trong 8 cơ sở y tế tại Hà Nội triển khai dịch vụ này trong năm 2019.

Phát biểu tại sự kiện khởi động, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Khai trương dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm bằng Thu*c ARV (PrEP) tại cơ sở phòng khám đa khoa số 3 (Trung tâm Y tế quận Đống Đa) sẽ cung cấp toàn diện về dự phòng trước lây nhiễm HIV, đáp ứng nhu cầu cho người dân thành phố nói chung và các bạn trẻ nói riêng. Chúng ta giờ đây không còn phụ thuộc hoàn toàn vào các biện pháp cơ học để dự phòng như dùng bao cao su, dùng bơm kim tiêm sạch mà có thể tự tin sử dụng các biện pháp y sinh học để dự phòng rộng rãi và PrEP là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả về dự phòng rất hữu hiệu. Trong tương lại chúng tôi sẽ mở rộng dịch vụ này để việc tiếp cận dịch vụ được thuận tiện hơn.

Bà Phan Thu Hương, Phó cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS cũng cho biết, qua hai năm triển khai thí điểm với 2000 MSM cho thấy PrEP rất hiệu quả, không có một trường hợp mới nhiễm HIV nào phát hiện trong suốt hai năm, phấn đấu trong năm nay sẽ đạt 5.600 người được điều trị. Thời gian tới, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cũng sẽ tiếp tục mở rộng các địa bàn triển khai dịch vụ này.

Thu Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/khoi-dong-dich-vu-dieu-tri-du-phong-truoc-phoi-nhiem-hiv-tai-ha-noi--n155994.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Máu, tinh dịch, dịch tiết *m đ*o, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm HIV có thể gây nhiễm. Bài viết này nói về những nguy cơ nhiễm HIV ở nhân viên y tế và những khuyến cáo giúp phòng tránh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY