Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Không cán bộ y tế nào bị lây nhiễm COVID-19; thêm nhiều bệnh nhân khỏi bệnh

Chiều 17/2, Thường trực Chính phủ đã họp về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại trong lịch sử, năm 2003, chỉ sau 45 ngày có dịch SARS, Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS. Theo Thủ tướng, ở thời điểm này, chúng ta càng tự tin hơn với các phương tiện và quyết tâm hiện có. Trên thực tế, Việt Nam đã và đang làm rất tốt nhờ sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của hệ thống chính trị, đặc biệt là ngành y tế cả nước.
Không chỉ phòng và chống rất tốt, đến nay, chúng ta đã chữa, không để một trường hợp nào nhiễm COVID-19 rơi vào tình trạng nguy hiểm và đã chữa khỏi, cho ra viện 7/16 trường hợp mắc - Thủ tướng nói.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đề cao cảnh giác với dịch bệnh nhưng phải bình tĩnh, bảo đảm cuộc sống bình thường và lo làm ăn kinh tế, giữ vững ổn định xã hội. Việt Nam là điểm đến an toàn, Chính phủ không chọn giải pháp dễ là đóng cửa mọi thứ mà thay vào đó, có giải pháp khó hơn, tức là làm sao vẫn duy trì điều kiện đi lại cho người dân, du khách, tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, thương mại nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho người dân.
"Phòng chống virus corona không khó bằng phòng chống loại virus của sự trì trệ còn lây nhiễm đâu đó trong hệ thống của chúng ta. Phải chống bằng được loại virus này. Điều rất đáng mừng mà Chính phủ ghi nhận thấy là, vừa qua không có bất kỳ nơi đâu có biểu hiệu trên nóng dưới lạnh, hay trên nóng, dưới nóng, ở giữa lạnh. Phòng chống dịch COVID-19 là phải bình tĩnh đương đầu và vượt qua”- Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng chúc mừng đội ngũ y bác sĩ, ngành y tế nói chung về những gì đạt được; bày tỏ vui mừng khi “chúng ta sẽ tiếp tục công bố số người ra viện trong thời gian tới, nhiều tỉnh sẽ công bố hết dịch theo quy định, nhiều địa phương như Vĩnh Phúc có nhiều cố gắng trong chỉ đạo, khoanh vùng, nhiều giải pháp mạnh mẽ với sự vào cuộc của ngành y tế, công an, quốc phòng”.

Kiểm soát tốt dịch bệnh

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, quan trọng nhất là vấn đề kiểm soát không lây nhiễm. Khánh Hòa, Thanh Hóa đã kiểm soát tốt dịch bệnh, nên cân nhắc sẽ công bố hết dịch. Riêng Vĩnh Phúc, đã làm quyết liệt thực hiện khoanh vùng dịch.

Vấn đề thứ hai được dư luận quan tâm là có lây trong môi trường y tế hay không? Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định chưa có ca bệnh nào lây trong môi trường y tế, khiến cán bộ y tế bị lây nhiễm.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết trường hợp cháu bé 3 tháng tuổi nhiễm COVID-19 hiện sức khoẻ đang tiến triển tốt, mẹ của cháu bé đến giờ phút này không bị lây nhiễm. Đây là kết quả của việc cách ly rất tốt.

Chúng ta đã cách ly tốt, khuyến cáo người dân nâng cao ý thức phòng bệnh tốt, nhưng tình hình dịch bệnh ở các nước vẫn rất phức tạp do đó không được chủ quan. Theo báo cáo của Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 16h ngày 17/02/2020, thế giới đã ghi nhận 71.440 ca mắc, 1.775 ca Tu vong.


Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Khánh Hòa, Thanh Hóa chuẩn bị công bố hết dịch COVID-19

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, cập nhật tình hình đến nay, Việt Nam có 16 bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại 4 tỉnh thành gồm Vĩnh Phúc (11 ca), Thanh Hóa (1 ca), Khánh Hòa (1 ca) và TP.HCM (3 ca).

Đến nay 7/16 bệnh nhân đã xuất viện. Dự kiến trong ngày 17 và 18/2, sẽ có thêm 6 bệnh nhân nữa được xuất viện, đưa con số bệnh nhân được điều trị khỏi COVID-19 lên 13/16 trường hợp.

"Tại Việt Nam đến thời điểm này không ghi nhận trường hợp mắc mới, tình hình dịch bệnh kiểm soát tốt và được WHO đánh giá cao. Ngay tại Vĩnh Phúc, từ ngày xã Sơn Lôi phải cách ly đến nay cũng chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân nhiễm bệnh mới. Chúng ta đã xét nghiệm 1.129 mẫu, có 16 mẫu dương tính; 1.113 mẫu âm tính với COVID-19" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thông tin.

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống COVID-19 đã họp và thống nhất, Khánh Hòa, Thanh Hóa đã kiểm soát tốt dịch bệnh nên có thể sẽ công bố hết dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn các địa phương để chuẩn bị điều kiện công bố hết dịch đối với các tỉnh đã đảm bảo đủ điều kiện như Khánh Hòa (đã qua 30 ngày không phát hiện thêm trường hợp bệnh mới), Thanh Hóa (đã qua 23 ngày không phát hiện thêm ca bệnh mới, nếu 5 ngày nữa không có ca nhiễm mới là đủ điều kiện).

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang kiểm soát chặt chẽ công tác nhập cảnh; công tác cách ly, khoanh vùng dập dịch được thực hiện nghiêm theo quy định; trong các cơ sở điều trị chưa có tình trạng lây chéo; hệ thống xét nghiệm, phát hiện bệnh cũng hoạt động nhuần nhuyễn và nhanh hơn…

Các cơ quan cũng đang xây dựng kế hoạch cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ dài phòng chống dịch bệnh.

Theo thông tin của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống bệnh dịch COVID-19, tính đến 17 giờ ngày 17/02/2020, cả nước phát hiện 16 mắc bệnh COVID-19,
- Có 07 bệnh nhân khỏi bệnh và ra viện.
- 9 bệnh nhân đang được cách ly và điều trị trong các cơ sở y tế, trong đó:
+ 06 bệnh nhân đã khỏi bệnh (kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên đều âm tính với COVID-19), đó là 02 bệnh nhân đang điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh và 04 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Dự kiến ngày mai, 18/02/2020 cả 06 bệnh nhân này ra viện, nâng tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 13/16 bệnh nhân
+ Còn lại 3 bệnh nhân đang điều trị gồm:
1. Bệnh nhi 3 tháng tuổi đang điều trị tại BV Nhi trung ương, kết quả xét nghiệm lần 01 âm tính vào ngày 14/2, ngày 18/2 sẽ xét nghiệm lần 2 (mẹ của bé cũng cho kết quả âm tính).
2. Có 01 bệnh nhân đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh xét nghiệm 3 lần âm tính, do mắc thêm bệnh lý khác nên đang tiếp tục điều trị.
3. Còn 01 bệnh nhân mắc hôm 13/02/2020 đang được điều trị tại huyện Bình Xuyên và chờ kết quả xét nghiệm.
Các bệnh nhân còn lại hiện đang ổn định, tiếp tục theo dõi, điều trị và sẽ ra viện khi xét nghiệm cho kết quả âm tính ít nhất hai lần.
- Kể từ ngày 13/02/2020 đến nay, Việt Nam chưa phát hiện thêm ca mắc mới.

Phạm Hiệp

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e4a8de8f05a2b19c87eaf42)

Tin cùng nội dung

  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY