Dinh dưỡng hôm nay

Không được tiêm vắc-xin, cậu bé mắc bệnh sởi đã trải qua trận ốm khủng khiếp suốt 6 tuần liền

Bà mẹ đã chia sẻ lại hình ảnh con trai 9 tháng tuổi khi trải qua trận ốm kinh khủng vì mắc bệnh sởi để nhắc nhở các phụ huynh khác tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin cho trẻ.

Emily Jane, bà mẹ có con trai 9 tháng tuổi, vừa chia sẻ lên Facebook câu chuyện con mình bị ốm nghiêm trọng tới mức nào khi bé bị nhiễm bệnh sởi. Cô cũng cảnh báo cho các bậc cha mẹ về mối nguy hiểm khi không tiêm vắc-xin cho trẻ.

'Với những người lựa chọn không làm theo lời khuyên của các cơ quan y tế: không tiêm vắc-xin cho con, đây là thứ mà con trai 9 tháng tuổi của tôi phải chịu đựng khi mắc sởi', Emily viết.

Sau đó, cô mô tả tất cả những triệu chứng kinh khủng mà con mình đang trải qua.

'Con không khỏe từ hôm 22/10. Tôi đã đưa bé tới gặp 8 bác sĩ khác nhau và 2 chuyên gia tư vấn. Con cũng đã vào viện 2 lần. Con hay khóc thét vì đau đớn trong nhiều ngày. Suốt một tuần, con không ăn nổi. Đây là lần đầu tiên, con ngủ được một một giấc ngon lành trong gần 2 ngày. Con bị nhiễm trùng tai rất nặng, tới mức 3 đợt kháng sinh rồi mà vẫn chưa giúp cải thiện tình hình. 6 tuần sau đó, con vẫn cứ phải đi về giữa bệnh viện và nhà bởi căn bệnh khủng khiếp này tái phát nguy hiểm cho cơ thể nhỏ xíu của con'.

Emily nhắn nhủ: 'Làm ơn, hãy tiêm vắc-xin cho con bạn'.

Cuối cùng, Emily muốn gửi lời khuyên tới các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin cho trẻ để ngừa bệnh. 'Chuyện này hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Con tôi không cần phải trải qua chuyện này. Vắc-xin sởi, quai bị, rubella được thực hiện khi trẻ 13 tháng tuổi. Trẻ em dưới tuổi này phải phụ thuộc vào người khác để đưa ra lựa chọn tiêm vắc-xin ngừa những căn bệnh như bệnh sởimà con tôi mắc phải. Làm ơn, hãy tiêm vắc-xin cho con bạn', Emily viết.

Chia sẻ của Emily đã nhận được rất nhiều đồng cảm từ cộng đồng mạng, nhất là các bà mẹ. Tới thời điểm này, đã có hơn 7,4 nghìn lượt thích và hơn 11 nghìn lượt chia sẻ. Trong phần bình luận, mọi người đều bày tỏ sự lo lắng, tình thương dành cho em bé và không quên gửi lời chúc con sẽ mau khỏi.

Viêm tai giữa cấp là một trong những biến chứng thường gặp nhất của sởi (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, một số độc giả cho biết, họ nhất định sẽ thực hiện đúng lịch tiêm chủng cho con mình.

'Thật tiếc vì chuyện này xảy ra với con. Con trai tôi 11 tháng tuổi. Và tôi cũng nóng lòng muốn đưa con đi tiêm chủng. Tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn và con thì được bảo vệ' – Rieke Ha cho biết.

'Tôi rất vui vì đã có rất nhiều người chia sẻ câu chuyện của bạn. Những người khác có thể học hỏi từ chuyện này ngoài việc cầu mong cho bé sẽ sớm bình phục' – Jaye Marie Stammers bày tỏ.

Bệnh sởi là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus sởi, lây lan cao, có thể gây dịch, thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường tự khỏi nhưng có thể xảy ra biến chứng nặng, đặc biệt là biến chứng hô hấp và hệ thần kinh trung ương.

Viêm tai giữa cấp là một trong những biến chứng thường gặp nhất của sởi, gặp ở 7 - 9% trường hợp, nhất là ở trẻ nhỏ (có thể đến 14% ở trẻ dưới 5 tuổi). Ở trẻ nhũ nhi, Tu vong do sởi, viêm phổi xảy ra trong 60% trường hợp, trong khi ở trẻ 10 - 14 tuổi, thường Tu vong do biến chứng viêm não cấp.

Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đối với trẻ 9 tháng tuổi tiêm mũi 1 thì hiệu quả bảo vệ đạt được 85%. Tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ tăng lên thành 95%.

Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại vắc xin sởi là vắc-xin sởi đơn trong chương trình tiêm chủng mở rộng, được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

Nguồn: songkhoe.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5cbac64b3330854f586cf092)

Tin cùng nội dung

  • Ở giai đoạn này, trẻ thường sốt đột ngột hoặc tăng dần, ngạt mũi, ho, mắt đỏ chảy nước, sợ ánh sáng, mệt mỏi, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, có thể ăn kém, đi ngoài phân loãng. Giai đoạn sơ khởi kéo dài 3-5 ngày.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY