Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim

Không ít người nghĩ ăn gì bổ nấy nên khi bị bệnh tim thì tăng cường ăn tim. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, điều đó sẽ khiến bệnh tim thêm nặng.
ThS.BS Doãn Thị Tường Vi - Phòng khám dinh dưỡng (Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội) cho biết,rất nhiều người có quan niệm rằng "ăn gì bổ nấy" nhưng đây là một quan niệm sai lầm.

Không phải cứmắc bệnh tim mạch rồi lại hay ăn tim động vật là bổ dưỡng, tốt cho tim. Điều này chẳng những khôngbổ dưỡng mà còn làm gia tăng những yếu tố nguy hiểm cho tim, đó chính là sự gia tăng củacholesterol có hại.
Hàm lượng cholesterol trong tim cật tương đối cao, nhất là cật 370mg/100g, tim là 140mg/100g.Mỗi ngày một người chỉ nên ăn khoảng 250-300mg cholesterol.
Thực tế, bệnh tim có nhiều dạng khác nhau như suy tim, hở van tim…và ở mỗi dạng bệnh cảnh thìchế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng sẽ khác. Có những người bị bệnh tim còn liên quan đến hệ thốngmạch máu, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp kéo dài…

Trong trường hợp mắc bệnh tim mạch mà có kèm theocao huyết áp, rối loạn mỡ máu thì không nên dùng các thực phẩm có nhiều cholesterol. Mà cholesterollại có nhiều trong phủ tạng động vật như tim, gan, óc, cật… Nó sẽ gây gánh nặng cho tim, làm chobệnh tim ngày càng nặng hơn, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Không ít người nghĩ "ăn gì bổ nấy" nên khi bị bệnh tim thì tăngcường ăn tim. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, điều đó sẽ khiến bệnh tim thêm nặng. Ảnh minhhọa

BS Doãn Thị Tường Vi khuyến cáo, khi bị bệnh tim, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phảihạn chế sử dụng chất béo với cơ cấu lượng mỡ dưới 30% tổng năng lượng, nhất là lượng chất béo bãohòa.

Chất béo bão hòa cần phải hạn chế dưới 10% vì nó là nguyên nhân chính và trực tiếp làm tăngcholesterol máu và cholesterol tăng cao là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra chứng xơ vữa độngmạch và bệnh lý mạch vành.

Do đó, cần phải thực hiện chế độ ăn giảm đến mức tối đa lượngcholesterol. Đặc biệt, không nên khoái khẩu với các món phủ tạng động vật.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong điều trị bệnh tim tốt nhất là các món ăn nên thay đổi hằngngày, nên ăn nhiều cá, các loại hải sản.

Vì chất acide béo Omega 3 có trong các loại hải sản rấttốt cho hệ tim mạch. Mọi người nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn ít đường, bơ, pho mát. Trái câyvà rau quả là những thực phẩm chứa chất xơ, giúp tăng cảm giác no và giảm mức cholesterol.

Nên chọntrái cây có màu sắc tươi và rau củ như cà rốt, cà chua, rau bina, ớt chuông, dâu, cam, đu đủ, ...vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa. Ngoài ra không nên ăn mặn, những món dưa, cà càng hạnchế.
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, mọi người cần kết hợp chế độ luyện tập, vận động cơ thể thườngxuyên.

Tập luyện thể thao phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình thay thế các tế bào cũ trong cơ thể, tiêuhao bớt chất béo đồng thời tăng khả năng điều tiết của hệ tim mạch, ngăn chặn sự phát sinh và pháttriển bệnh tim mạch.

Nên chọn các môn thể thao như: đi bộ, chạy chậm, đạp xe, luyện khí công, bơilội… Mỗi lần khoảng 30 phút, tuần tập 3 - 5 lần.

Theo Gia Hân - Trí thức trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/khuyen-cao-ve-che-do-dinh-duong-cho-nguoi-mac-benh-tim-n171802.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY