Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Kiểm soát chặt thị trường thực phẩm dịp cuối năm

Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch tăng cường kiểm soát, quản lý chặt an toàn thực phẩm trong những tháng cuối năm bởi thông thường nhu cầu tiêu thụ hàng hóa vào dịp cuối năm tăng cao cũng là cơ hội để thực phẩm “bẩn”, kém chất lượng tung ra thị trường bán cho người tiêu dùng...

Xử phạt hàng chục tỷ đồng vi phạm về an toàn thực phẩm

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo công tác An toàn TP. Hà Nội, trong 9 tháng năm 2019, toàn thành phố đã thành lập 718 đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm. Qua kiểm tra 102.595 lượt cơ sở, các đoàn thanh tra, kiểm tra đã tiến hành xử phạt 5.819 cơ sở với số tiền hơn 23 tỷ đồng. Ngoài ra, Công an thành phố đã phát hiện 2.485 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, xử phạt hành chính 2.485 vụ, thu nộp ngân sách hơn 8,2 tỷ đồng, đồng thời khởi tố 3 vụ với 5 đối tượng sản xuất hàng giả, kém chất lượng.

Ban Chỉ đạo công tác An toàn TP. Hà Nội cũng cho hay, cùng với tập trung thanh kiểm tra, Hà Nội cũng tăng cường công tác xét nghiệm, kiểm tra an toàn, chất lượng. Tính đến tháng 9/2019, tuyến thành phố lấy 3.829 mẫu gửi làm xét nghiệm chỉ tiêu lý hóa và vi sinh tại labo xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm có 3.586 mẫu đạt chỉ tiêu (chiếm tỷ lệ 93,7%)...

Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thành viên Ban Chỉ đạo công tác An toàn thành phố đánh giá, điều kiện bảo đảm vệ sinh, an toàn của các cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh trên địa bàn Thủ đô đã được các ngành, các quận, huyện, thị xã quản lý tương đối tốt.

“Tuy nhiên, đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ để đạt yêu cầu về vệ sinh, an toàn theo quy định còn thấp; các quy định của pháp luật chưa được triển khai thực hiện triệt để. Bên cạnh đó còn tồn tại một bộ phận người sản xuất, kinh

doanh vì lợi nhuận đã vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản an toàn, hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ..”- ông Chung thẳng thắn chỉ rõ.

Đoàn liên ngành kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố lấy mẫu thực phẩm nhanh để xét nghiệm.

Ông Trần Văn Chung lo ngại, cứ vào quý cuối cùng của năm, lại sôi động để chuẩn bị cho mùa lễ, Tết. Khi nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao cũng kéo theo nhiều nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Cùng với đó, hoạt động vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, trong đó đáng lo ngại là mặt hàng thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc. Nếu không kiểm soát tốt thì tình trạng mất an toàn thực phẩm sẽ diễn biến phức tạp.

Do đó, cùng với việc tăng cường thanh, kiểm tra, Hà Nội luôn xác định tuyên truyền là biện pháp quan trọng hàng đầu trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Vì vậy hoạt động này tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa bằng nhiều hình thức trong dịp cuối năm. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; hành vi bị cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; mức xử phạt vi phạm về an toàn mới được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung... Qua đó, nâng cao ý thức cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, phân phối trong lĩnh vực cũng như trang bị kiến thức cho người dân để tự bảo vệ mình.

Ông Trần Văn Chung cho biết, trong kế hoạch tăng cường quản lý an toàn dịp cuối năm, Ban Chỉ đạo công tác An toàn thành phố sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống phát hiện, điều tra, giám sát phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền qua từ thành phố tới xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm... ưu tiên nhập và kinh doanh các mặt hàng có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc và có nhân viên hướng dẫn cho người tiêu dùng cách truy xuất nguồn gốc qua điện thoại thông minh. Từ đó để người dân dễ dàng truy xuất và tiếp cận được các sản phẩm an toàn, chất lượng đã được cơ quan chức năng kiểm định.

Đồng thời, thông tin kịp thời về thực trạng an toàn thực phẩm, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh an toàn, công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tăng cường sử dụng xe chuyên dụng kiểm nghiệm nhanh các mặt hàng tươi sống tại các chợ, siêu thị...

Minh Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/kiem-soat-chat-thi-truong-thuc-pham-dip-cuoi-nam-n165349.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY