Vào đầu thế chiến ii, phát xít đức tiếp tục áp dụng chính sách bài do thái. chúng cho xây dựng nhiều trại tập trung ở châu âu, trong số này có trại warsaw ba lan. do tập trung đông người, lại lao động vất vả, ăn uống kham khổ nên nhiều người thiệt mạng. nó khiến dịch sốt phát ban (typhus) bùng phát, nhiều người thiệt mạng. phát xít đức đã nhồi nhét hơn 400.000 người do thái vào trại warsaw rộng 3,4 km2, bao quanh tường gạch cao 3m, dài 18km với hàng rào thép gai ở trên.
biểu hiện sốt phát ban ở trẻ.
Năm 1941, khi dịch sốt phát ban bùng phát, tuy thiếu thốn trăm bề nhưng cộng đồng người do thái đã đoàn kết, nhanh chóng dập tắt dịch, cứu được hàng trăm ngàn người trước nguy cơ Tu vong.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế tại đại học tel aviv (israel), học viện công nghệ hoàng gia melbourne và cao đẳng kỹ thuật melbourne (australia) thực hiện cho biết, một đợt dịch sốt phát ban đã bùng phát ở khu tập trung warsaw vào đầu năm 1941 khiến 80.000 - 110.000 cư dân đã bị nhiễm bệnh và thuyên giảm vào cuối tháng 10 cùng năm. đến tháng 11, số ca mắc mới giảm khoảng 40% và chỉ còn 10% dân số bị ảnh hưởng, mặc dù mùa đông thường là mùa chính của bệnh sốt phát ban.
Để khám phá điều gì đã xảy ra, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình toán học, phác họa sự lây lan của dịch sốt phát ban trong cộng đồng trại. kết quả cho thấy, sốt phát ban có thể tiếp tục lây nhiễm trong cộng đồng vào mùa thu và đông, khiến hầu hết mọi người trong trại bị ốm. nhưng nhờ những nỗ lực rất lớn của cộng đồng người do thái khiến dịch bệnh chững lại nhờ công của các bác sĩ trong trại và sự đồng lòng của cộng đồng dân cư do thái trong trại.
Lewi stone, tác giả chính ở đại học tel aviv cho hay, qua hồ sơ còn lưu thì trong trại tập trung warsaw có rất nhiều bác sĩ giàu kinh nghiệm. một số sống sót sau thời kỳ phát xít đức chiếm đóng ba lan đã viết lại những trải nghiệm của họ và những gì từng xảy ra tại đây. stone và cộng sự của ông còn phát hiện thấy, các bác sĩ người do thái và các nhà lãnh đạo cộng đồng đã thực hiện nhiều biện pháp đồng thời cùng lúc để ngăn chặn dịch bệnh như cách ly những người bị nhiễm bệnh trong trại, tuyên truyền ý thức cho người dân về bệnh sốt phát ban và vấn đề vệ sinh môi trường thông qua các bài giảng công khai và đào tạo sinh viên y khoa một cách bí mật. ngoài ra, do chiến tranh bước vào giai đoạn thoái trào nên phát xít đức yếu thế, dẫn đến thay đổi chính sách, cho phép người do thái mang thêm thức ăn, xà phòng và nước vào trại tập trung nên đã phần nào giúp giảm bệnh, nhóm nghiên cứu cho hay.
Nói về tính thực tiễn của nghiên cứu nói trên, yael artzy-randrup, đồng tác giả nghiên cứu tại viện đa dạng sinh học (ibed) thuộc đại học amsterdam (hà lan) cho rằng, việc người do thái đánh bại dịch sốt phát ban trong bối cảnh thiếu thốn vật chất và tính mạng bị đe dọa hồi thế chiến ii là một thành tựu đáng trân trọng và vẫn còn mang tính thời sự. đây có thể là bài học kinh nghiệm để giải quyết cuộc khủng hoảng covid-19 ngày nay. “việc giữ vệ sinh môi trường, thực hiện tốt chính sách giãn cách xã hội và cách ly khi dịch xảy ra có thể tạo ra khác biệt lớn trong cộng đồng để giảm thiểu sự lây lan”, artzy-randrup nhấn mạnh thêm.
Theo tổ chức y tế thế giới (who) dịch sốt phát ban có thể bùng phát nếu người dân sống trong điều kiện quá đông đúc và vệ sinh kém, kể cả trong xã hội hiện đại, vì vậy mọi người cần cảnh giác và thực hiện tốt công tác phòng bệnh mà các cơ quan y tế sở tại đưa ra.
((Theo LSC/GCA- 2020))