Gần đây, Bệnh viện Nhiệt đới quốc gia (Hà Nội) tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị sốt phát ban với các triệu chứng sốt cao, phát ban khắp người, ho...
Các chuyên gia khuyến cáo, mùa đông xuân là thời điểm bùng phát
nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp trong đó có
sốt phát ban. Theo thống kê
của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, một tuần trung bình có khoảng 10-20 ca mắc,
gồm cả người lớn, trẻ con và thanh thiếu niên. Tuy nhiên hầu hết đều là ca nhẹ.
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc Bệnh viện Truyền
nhiễm và Nhiệt đới quốc gia cho biết, phát ban có thể hiểu là một hội chứng,
khi chưa tìm được nguyên nhân thì gọi chung là
sốt phát ban. Phần lớn các
trường hợp này là do virus nhưng vẫn cần để ý các nguyên nhân khác như nhiễm vi
khuẩn hoặc nhiễm độc Thu*c gây dị ứng, sốt cao và phát ban.
Ngoài ra cũng theo ông, cùng là phát ban nhưng bệnh sởi có
những triệu chứng khác như: sốt cao đột ngột, đau người, viêm đường hô hấp, ho,
chảy nước mũi... Sau 2-3 ngày, người bệnh sẽ thấy nổi ban ở mặt, gáy, sau đó
lan ra khắp người. Các nốt này sẽ bay dần sau khoảng 3 ngày. Đây cũng là lúc
bệnh có thể để lại biến chứng, với trẻ em thường là viêm nhiễm đường hô hấp
(viêm phế quản, phổi), người lớn là viêm não nhưng tỷ lệ Tu vong rất thấp, một
trên một nghìn ca bệnh.
Còn nếu là
sốt phát ban do Rubella và virus nói chung thì, có
thể 1-2 ngày người bệnh đã thấy sốt và nổi ban khắp người chứ không theo trật
tự và để lại vết thâm như
sốt phát ban dạng sởi.
"Dịch
sốt phát ban hiện nay ở Hà Nội chủ yếu là do Rubella
và virus nói chung chứ không phải do sởi. Lý do là qua khám lâm sàng cho thấy,
các ban xuất hiện không tuần tự, sau khi bay không để lại vết thâm như
sởi", thạc sĩ Hà nói.
sốt phát ban do virus chưa có Thu*c đặc hiệu, việc điều trị chủ
yếu là điều trị triệu chứng, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, có chế độ nghỉ ngơi phù
hợp, uống đủ nước... Đặc biệt, người bệnh cần theo dõi các biến chứng, nhất là
biểu hiện về thần kinh.
Nếu sốt quá cao, li bì, người bệnh trở nên chậm chạp, vật vã…
thì phải đến bệnh viện ngay để tránh biến chứng viêm não. Bệnh viện hiện cũng
điều trị cho một vài trường hợp
sốt phát ban có biểu hiện viêm não, thạc sĩ Hà
nhấn mạnh.
Ngoài ra, với trẻ nhỏ nếu thấy có đờm vàng, khó thở thì nên đến
bệnh viện ngay tránh bệnh cảnh nặng hơn. Giai đoạn đầu trẻ có thể bị sốt do
virus nhưng giai đoạn sau có thể bội nhiễm vi khuẩn.
Các chuyên gia khuyến cáo, dịch
sốt phát ban do virus lây lan
qua đường hô hấp, những ai chưa có miễn dịch hoặc miễn dịch kém thì dễ bị lây
bệnh. Do đó, người bệnh cần đeo khẩu trang, tránh đến chỗ đông người để tránh
lây truyền bệnh cho người khác. Ngoài ra, có thể tiêm văcxin để phòng bệnh.
Cũng thời điểm này vào năm 2009, dịch sởi bùng phát mạnh mẽ ở
người lớn, trong khi trước đây chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong năm
nay, các ca sởi vẫn lẻ tẻ, rải rác chưa bùng phát thành dịch.
Theo VnExpress