Sinh sản , Nữ hôm nay

Kinh nguyệt không đều, có nên chữa theo Đông y? Đời sống

Tôi là nữ, 21 tuổi, có kinh nguyệt từ năm lớp 10 nhưng không ổn định, có lần 2, 3, 4, 5 tháng mới có kinh trở lại.

Tôi chưa quan hệ T*nh d*c. Tôi đã đi khám ở bệnh viện trung ương nhưng các bác sĩ bảo là không bị làm sao cả và chỉ kiểm tra siêu âm thông thường. Mọi bộ phận được chuẩn đoán là bình thường. Xin hỏi hiện tượng của tôi có bất thường không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này không? Tôi có nên đi khám và chữa bệnh theo phương pháp đông y không? (Mai Anh).

Ảnh: Thinkstock photos.

Trả lời:

Chào bạn. Chỉ có thể nói tình trạng của bạn bình thường khi bạn vẫn đang trong tuổi dậy thì, đằng này bạn đã 22 tuổi mà kinh nguyệt vẫn như vậy chứng tỏ tình trạng của bạn không bình thường chút nào.

Lúc mới hành kinh, cơ thể bạn đang phát triển, vấn đề S*nh l* đang hoàn thiện nên vòng kinh dễ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vòng kinh thất thường được chấp nhận trong 1, 2 năm sau khi có kinh. Hiện giờ bạn đã ở độ tuổi trưởng thành mà vòng kinh vẫn thất thường như vậy sẽ ảnh hưởng đến chuyện mang thai sau này. Nhiều nguyên nhân bạn có rắc rối về nội tiết hơn là những ảnh hưởng như ăn uống, sinh hoạt.

Riêng về nội tiết của phụ nữ, Đông y có thế mạnh. Bạn cứ yên tâm điều trị, sau khoảng 2, 3 tháng uống Thu*c đều đặn, vòng kinh của bạn sẽ đi vào ổn định. Hơn thế, Đông y luôn được đánh giá bền, không gây tác dụng phụ.

Cũng cần biết, chu kỳ kinh nguyệt là một phần không thể thiếu của phụ nữ. Kinh nguyệt đều đặn, lượng máu kinh vừa phải, màu sắc đỏ sẫm, chứng tỏ chị em có sức khỏe tốt. Ngược lại khi kinh nguyệt không đều sẽ khiến cơ thể sẽ bức bối, tâm trạng uất kết, mặt mũi nhiều mụn. Khai thông được kinh nguyệt, sức khỏe của bạn mới bình thường trở lại.

Lương y Phó Hữu ĐứcChủ tịch Hội đông y Cầu Giấy, Hà Nội

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/doi-song/kinh-nguyet-khong-deu-co-nen-chua-theo-dong-y-2656357.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi bị sỏi thận san hô ở đài bể thận, kích thước 2cm. Qua kiểm tra, chụp UIV phân tích thì chức năng thận vẫn tốt, chưa ứ nước, không đau.
  • Tôi bị sỏi thận, tiểu ra máu, đang uống Thuốc kháng sinh. Bạn bè mách uống thêm Thuốc nam: kim tiền thảo, bông mã đề, râu ngô, rễ cỏ tranh...
  • Con gái tôi hay bị táo bón 2 ngày đi một lần, phân chắc. Tôi nấu khoai lang, nấu chung với bột cho bé ăn hàng ngày.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Theo Y học cổ truyền, kinh nguyệt không đều là do tuổi vị thành niên chức năng tiêu hóa bị trục trặc, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng, khiến cơ thể phát dục không đầy đủ, chức năng sinh sản chưa hoàn thiện. Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng có thể là một trong những nguyên nhân.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY