Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Ký sinh trùng sống trong mắt bé 3 tuổi

Một bệnh viện ở Trung Quốc vừa tiếp nhận bé trai ba tuổi có 3 con ký sinh trùng sống trong khóe mắt. Con dài nhất tới 2 cm.
Ngày 4/7, một cặp cha mẹ đưa con trai tới bệnh viện Thụy Sĩ ở thành phố Ninh Ba, Trung Quốc nhờ bác sĩ Trần Tân Cường khám sức khỏe. Cậu bé khá hiếu động, chạy nhảy suốt dọc hành lang, khiến nhiều người nhầm tưởng là vẫn khỏe mạnh bình thường.

Bà mẹ lo lắng cho biết, hai ngày trước, người chồng bỗng phát hiện một vật mỏng mỏng, dài dài thò ra từ khóe mắt trái của con trai. Anh lấy tay banh mắt thì bàng hoàng nhận ra vài ký sinh trùng mảnh như sợi chỉ đang ngọ nguậy trong đó. Quá lo sợ, người mẹ lên mạng tìm hiểu thì biết được thông tin, ký sinh trùng sống trong mắt là do từ não chui xuống.

Theo kinh nghiệm suốt 30 năm hành nghề của mình, BS Trần cũng cho biết, ông chỉ đọc được thông tin về căn bệnh này trong sách y khoa, trong đó viết rõ, ký sinh trùng sinh trưởng trong não người, sau đó bò xuống vùng mắt, khiến người bệnh đau đầu, buồn nôn… Nhưng cậu bé ba tuổi này lại hoàn toàn khỏe mạnh.

Với sự trợ giúp của các bác sĩ nội khoa thần kinh và khoa nhi, sau khi làm các xét nghiệm cơ bản, BS Trần kết luận, bệnh nhân không mắc căn bệnh trên. Vậy thì các ký sinh trùng ở đâu mà có? Như nhớ ra điều gì, người cha liền lên tiếng: “Cháu thường xuyên ở quê, có thể môi trường sống không tốt, khi chơi cháu hay dùng tay bẩn dụi mắt”.

Sau vài phút thảo luận, các bác sĩ kết luận, cậu bé có thể vô tình mang trứng ấu trùng vào mắt mỗi lần đưa tay lên dụi. Trong môi trường ẩm ướt, trứng sinh sôi và nở thành ký sinh trùng rồi ăn bám suốt thời gian qua. Cha mẹ đứa trẻ lúc này mới thở phào nhẹ nhõm. Điều quan trọng là làm sao gắp được ba ký sinh trùng ra khỏi mắt bệnh nhân. Theo quan sát, ba con đều có màu trắng đục, liên tục ngọ ngoạy trong khóe mắt cậu bé.

Sau ba đến bốn phút làm sạch mắt, các ký sinh trùng bắt đầu ngóc đầu dậy, bác sĩ Trần liền dùng kẹp gắp ra một con. Hai con còn lại liền ẩn sâu vào khóe mắt. Sau hơn một tiếng đồng hồ, họ mới "tống tiễn" được cả ba. Trong đó, hai con dài tới 2cm, một con dài khoảng 1cm.

Tới ngày 12/7, tình trạng sức khỏe của cậu bé đã ổn định. Điều khiến bác sĩ Trần lo ngại là, liệu chúng có đẻ trứng trong mắt bệnh nhân? Hiện bệnh viện vẫn chưa kết luận chính xác đây là loại ký sinh trùng gì và đang chờ kết quả giám định cuối cùng của Viện ký sinh.

BS Trần nhấn mạnh, mùa hè là giai đoạn sinh sôi nảy nở của các loại ký sinh trùng, vì vậy, cha mẹ nên chú ý tới thói quen sinh hoạt của trẻ, tránh việc dùng tay bẩn hoặc các vật không vệ sinh tiếp xúc với mắt.

Theo Mai Anh - Báo Đất Việt (Sina)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ky-sinh-trung-song-trong-mat-be-3-tuoi-9593.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách Cách sơ cứu khi bị hoá chất văng vào mắt.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Theo quan niệm của Y học cổ truyền mắt và tạng can có quan hệ với nhau, nên khi can nhiệt thì mắt bị viêm, sưng, đỏ do nhiệt, khi can suy yếu (huyết hư) thì thị lực kém, mắt bị thoái hoá dẫn đến nhiều bệnh ở mắt.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY