Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Kỹ thuật trồng su su cho nhiều ngọn, sai quả

Susu là loại rau quả được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Su su vừa có thể trồng để lấy ngọn và vừa cho quả nên được người dân rất ưa chuộng. Nếu có kỹ thuật trồng cây su su đúng cách sẽ cho năng suất cao.

Su su ưa lạnh, hoa đơn tính, thụ phấn đậu quả nhờ ong bướm, nếu trồng không đúng thời vụ, chăm sóc không đúng cách năng suất quả sẽ không cao. sau đây là vài phương pháp và kỹ thuật trồng cây su su đúng cách giúp bà con nông dân trồng cho năng suất cao nhất.

Có kỹ thuật trồng cây su su đúng cách sẽ cho năng suất cao

Thời vụ trồng

Tốt nhất là trồng su su vào tháng 9 âm lịch để cho thu hoạch quả từ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau. nếu trồng sớm quá (tháng 8) hoặc trồng muộn quá (tháng 10, 11) thời tiết bất lợi cho su su ra và đậu quả, năng suất quả sẽ không cao.

Làm đất, bón lót và trồng

Những chân đất thích hợp với bầu bí cũng thích hợp với su su, làm đất như đối với trồng mướp. trồng su su bằng quả giống đã có mầm. quả giống to, nây đều, gai cứng, mầm to khỏe mới nhú là quả giống tốt.

Chọn quả to, vừa, mầm to khỏe mới nhú, đã ra rễ mới là quả giống tốt

Đào hố rộng 80-100cm, sâu 40-50cm, đổ nhiều mùn rác, phân bón vào hố và để chừng một tuần mới đặt quả giống xuống. các hố được đào thẳng hàng, cách nhau 2,5-3,0m. mỗi hố bón 10-15 kg phân chuồng và 1 kg supe lân, 1 kg kali sunfat (không kể đổ thêm các chất mùn bã).

Trồng mỗi hốc 3-4 quả, cách nhau 30-40cm, sau đó lấp đất phủ kín quả, chỉ để hở mầm. một ha phải trồng từ 250-360kg quả giống để đảm bảo mật độ 1.000-1.500 cây/ha.

Chăm sóc

Công việc chăm sóc su su rất đơn giản, gồm các thao tác sau:che nắng cho quả giống lúc mới trồng. kiểm tra sau khi mọc để khỏi bị mất khoảng. khi cây đã mọc đều phải làm giàn theo kiểu giàn mướp, cao 1,8-2m. khi su su mọc dài 1-1,5m thì cắm dóc cho cây leo lên giàn.

Bố trí, san dây cho đều, tuyệt đối không được đánh cành bấm ngọn của su su như đối với bầu bí. khi nương dây lên giàn cũng là lúc vét đất xung quanh phủ lên gốc cây su su.

Bón phân thúc cho su su vào hai giai đoạn: khi cây vừa lên giàn, dùng phân tưới nước quanh gốc để rễ ăn rộng, có thể rải một lượt bùn sông, bùn cống rãnh lên mặt luống. khi được thu hoạch, lại thúc bằng phân nước hoặc phân đạm có hòa lẫn kali, làm cho quả sáng mã và chắc, chống rụng quả.

Phòng trừ sâu bệnh

Khi su su lên cao 0,5m thường bị rệp muội làm quăn ngọn cần phát hiện sớm phun trừ thì su su mới lên được, nếu không su su sẽ chùn ngọn lại và phân nhánh sớm sau này quả sẽ không nhiều. ong chích làm hỏng quả làm giảm năng suất tới 60%, nên phải dùng nhiều biện pháp diệt ong chích mới bảo vệ được quả, giàn nên làm thấp, có thể phải dùng chế phẩm xua đuổi côn trùng để phun.

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh là khuâ quan trọng trong kỹ thuật trồng cây su su

Thu hoạch

Su su vừa tới lứa thì thu hoạch ngay, cách 5-7 ngày lại thu được một lần. thu khi quả vừa căng, trông láng vỏ là vừa. năng suất trung bình 30-50 tấn/ha (1-1,7 tấn/sào).

Để giống su su

Hiện nay nước ta có hai vùng để giống su su là: vùng đồng bằng trồng su su vụ đông - xuân lấy quả giống vào tháng 5, đem về giâm trong hỗn hợp đất, phân (7 đất 1 phân mục) ở trong những sọt hay thùng gỗ đặt ở nơi thoáng mát, mỗi sọt hay hộp gỗ chỉ giâm 5-6 quả. cứ để như vậy cho đến tháng8, tháng 9 thì đem trồng.

Cũng có thể cho su su tàn đi, vun gốc, cắt dây chỉ để lại độ 2m dây gốc rồi khoanh vòng thúng lại quanh gốc, lấp kín đất lên, còn giàn thì để cho mướp leo, lợi dụng bóng mát của mưới che gốc cho su su. cho đến tháng 7, tháng 8 mới bới nhẹ gốc ra, tiếp tục chăm sóc để cho su su tái sinh trong vụ mới.

Su su có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng

Vùng núi cao có khí hậu mát như sa pa, tam đảo, lạng sơn,v.v. su su ra quả vào mùa hè, còn đến mùa đông (tháng 10 trở đi) do rét nên su su tàn lụi. tại những vùng này, giữ giống bằng cách cắt dây, chỉ để lại 2m phần sát gốc rồi khoanh vòng thúng quanh gốc, lấp hỗn hợp phân, đất phủ đầy cho cây ấm gốc để có thể tiềm sinh trong đất qua đông.

Sang xuân, vào quãng tháng 3 khi tiết trời đã ấm, su su sẽ nảy mầm và tái sinh. xới đất và bón phân thúc rồi đưa dây lên giàn. tháng 6 sẽ cho quả và thu hoạch cho tới tháng 8, đến tháng 10 thì su su đã già, có thể dùng làm quả giống mới cho các vùng đồng bằng không giữ được giống.

Theo Bích Phượng/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/ky-thuat-trong-cay-su-su-cho-nhieu-ngon-sai-qua-d62467.html?fbclid=IwAR3jWCFhNvJmH5P7B3Bhd7rBJVozms1M0BKAogg-ikzBfnUQ_cNoasXf-Ew

Theo Bích Phượng/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ky-thuat-trong-su-su-cho-nhieu-ngon-sai-qua/20210819092754467)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và bội nhiễm.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY