Bạn nên biết hôm nay

Làm chậm tốc độ di căn bằng giải pháp “mua thời gian” về y học

Xác định chính xác chỉ dấu sinh học ung thư trong máu có thể cải thiện quá trình chẩn đoán sớm bệnh nhưng ung thư vẫn là mối nguy tiềm ẩn trong cơ thể
Xác định chính xác chỉ dấu sinh học ung thư trong máu có thể cải thiện quá trình chẩn đoán sớm bệnh nhưng ung thư vẫn là mối nguy tiềm ẩn trong cơ thể, nhất là khi di căn. Để làm chậm quá trình di căn khối u, nhóm chuyên gia ở Đại học Stanford đã tiến hành nghiên cứu tiền lâm sàng, làm chậm đáng kể sự di căn ung thư ở loài chuột bằng cách sử dụng một protein mồi trong quy mô phòng thí nghiệm.

Thông thường, các khối u di căn khi protein Axl có nhiều lông trên bề mặt tế bào ung thư tương tác với các protein Gas6. Khi hai protein này liên kết với nhau, tế bào có thể vỡ, tách ra khỏi khối u chính và di chuyển đến các vị trí khác trong cơ thể, tạo ra quá trình di căn. Nhóm đề tài đã biến đổi sinh học tạo ra một protein Axl mồi để tăng hiệu quả cao gấp hàng trăm lần so với sự tương tác với các protein Gas6 tự nhiên. Qua thử nghiệm trên chuột cho thấy, protein mồi liên kết protein Gas6 trong máu trước khi chúng liên kết và kích hoạt các protein Axl trên các tế bào ung thư, quá trình này giảm được tới 78% các u nhỏ (nodule) di căn ở chuột ung thư vú và 90% các u nhỏ di căn ở chuột bị ung thư buồng trứng.

Mời độc giả đón đọc phần 3:"vào lúc 14h ngày 22/8/2015.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-lam-cham-toc-do-di-can-bang-giai-phap-mua-thoi-gian-ve-y-hoc-16254.html)

Tin cùng nội dung