Tâm lý hôm nay

Làm gì để hồi phục tâm lý sau hỏa hoạn?

Để vượt qua cú sốc tinh thần sau hỏa hoạn, bạn phải chấp nhận cảm xúc tiêu cực và hiểu rằng mọi quá trình hồi phục cần thời gian.

Hỏa hoạn là trải nghiệm khủng khiếp đối với tất cả ai liên quan. Bên cạnh vết thương thể chất, nó còn dẫn tới nỗi đau tinh thần, làm xáo trộn suy nghĩ và cảm xúc. Con người trở nên sợ hãi, sốc, hoài nghi, đau buồn, giận dữ và cảm giác tội lỗi. Các vấn đề về trí nhớ, lo âu và/hoặc trầm cảm cũng có thể xảy ra. Bởi vậy, chăm sóc và hồi phục tâm lý là vô cùng cần thiết.

Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA), sau hỏa hoạn, con người thường trải qua các giai đoạn từ sốc, giận dữ đến tuyệt vọng, chán nản. Bạn phải đối mặt với sự kiệt quệ về thể chất và tinh thần, khó tập trung, dễ cáu giận cãi vã, thay đổi khẩu vị và giấc ngủ. Tuy vậy, cuối cùng, chúng ta đạt tới giai đoạn chấp nhận và vượt lên nỗi hoài nghi, cay đắng, buồn bã để bước tiếp. Suy nghĩ tích cực bắt đầu xuất hiện trở lại khi cảm xúc được điều chỉnh hướng tới tương lai. 

Ảnh minh họa: greatwesternrestoration.com.

Để vượt qua khủng hoảng tâm lý, điều quan trọng là chấp nhận phản ứng tiêu cực của bản thân. Hãy cố gắng duy trì các thói quen vốn có và kiên nhẫn, hiểu rằng mọi quá trình hồi phục đều cần thời gian. Bạn nên thử làm những điều như APA khuyến cáo:

- Chăm chỉ tập thể dục, thiền và hít thở sâu nhằm giảm stress.

- Hạn chế tiếp xúc với cảnh tượng, âm thanh gợi nhớ hỏa hoạn, đặc biệt là từ tivi, radio hoặc báo chí.

- Cho phép bản thân khóc và giải tỏa cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh.

- Cho phép bản thân được vui vẻ, hạnh phúc.

- Đưa ra vài quyết định nhỏ nhằm lấy lại sự kiểm soát trong cuộc sống. Nếu cần thiết và có thể, đưa ra quyết định lớn như chuyển đổi công việc.

- Hạn chế nghĩ về những điều bạn "đáng lẽ ra phải làm".

- Không cô lập bản thân quá nhiều.

- Dành thời gian nói chuyện với bạn bè, gia đình và những người lành mạnh.

- Tập trung vào những gì giúp bạn thấy nhẹ nhõm.

- Tránh xa các chất làm thay đổi tâm trạng như rượu cùng các loại Thu*c.

- Nghỉ ngơi đầy đủ và duy trì chu kỳ thức - ngủ vốn có.

- Ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Đối với trẻ em và thiếu niên, trải nghiệm hỏa hoạn dễ dẫn đến rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ và ác mộng. Khả năng đối phó với cú sốc của một đứa trẻ chịu ảnh hưởng lớn từ bố mẹ và người chăm sóc nên phụ huynh cần cố gắng trở thành hình mẫu tốt cho con em. Bạn chính là nơi trẻ tìm thấy sự an toàn. Vì vậy, hãy cởi mở chia sẻ suy nghĩ, nỗi lo và ý tưởng với trẻ. Hãy động viên các con quay lại cuộc sống trước đây, bao gồm cả việc giải trí và tuyệt đối đừng bao giờ coi trẻ nhỏ như phương tiện trút căng thẳng, sợ hãi.

Hầu hết cảm xúc tiêu cực sẽ dần tiêu tan sau vài ngày. Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu như bùng nổ về cảm xúc (giận dữ, khóc lóc), khó ăn khó ngủ, mất hứng thú, xuất hiện các triệu chứng cơ thể (đau đầu, đau dạ dày, mệt mỏi), cảm giác tội lỗi và tuyệt vọng, lảng tránh gia đình bạn bè, lạm dụng rượu và các chất khác kéo dài từ 2 tuần trở lên, bạn nên đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời.

Theo Minh Nguyên - VnExpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/lam-gi-de-hoi-phuc-tam-ly-sau-hoa-hoan-n297507.html)

Tin cùng nội dung

  • Tuổi mới lớn là thời gian có rất nhiều biến động trong tâm hồn cũng như hình thể của trẻ. Trẻ sẽ có những phản ứng mà bạn không ngờ tới.
  • Nếu bị kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa, chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà.
  • Đã có số điện thoại của đội cứu hỏa, chuông báo cháy vẫn chưa đủ, bạn phải chuẩn bị cho chính mình tâm lý vững vàng và kỹ năng thoát hiểm an toàn.
  • Nỗi buồn hiếm con thường khiến các cặp vợ chồng cảm thấy thất vọng, chán nản. Thay vì im lặng, hãy mở lòng chia sẻ với bạn đời để tìm cách tháo gỡ vấn đề.
  • Thời điểm hiện tại, hai BV Nhi đồng tại TP.HCM đang phải tiếp đón một lượng lớn trẻ khám tâm lý. Lịch hẹn khám trong tháng 6 và tháng 7 cũng đã kín.
  • Khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận những trẻ có biểu hiện bất thường về thể chất nhưng không tìm thấy nguyên nhân y khoa như: đau bụng, nhức đầu, khó thở...
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Thời gian thực sự có khả năng chữa lành vết thương. Bạn chỉ cần 11 tuần để vượt qua nỗi đau tình tan (thời gian cần thiết để hồi phục sau một cuộc ly hôn là 18 tháng) kết quả nghiên cứu mới.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY