Dị ứng , Mề đay hôm nay

Làm gì khi bị dị ứng mỹ phẩm?

Tôi năm nay 30 tuổi, hai năm nay chỉ dùng một dòng sản phẩm của một thương hiệu duy nhất, nguồn gốc thiên nhiên và không thấy triệu chứng dị ứng gì.

Vừa rồi tôi có tham gia buổi soi da của một nhãn hàng mỹ phẩm khác thì được báo là da bị teo, khô, giãn mạch do dị ứng mỹ phẩm. Đúng là thời gian gần đây tôi cũng cảm thấy da xấu đi nhưng vẫn lo lắng liệu đây có phải chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng mỹ phẩm?

Ngọc Hoàng (quận 2)

Chào bạn,

Mỹ phẩm (cosmedic) là tên gọi chung của tất cả các sản phẩm chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ da, lông, tóc, móng.

Dị ứng mỹ phẩm là tên gọi chung khi tình trạng da, lông, tóc, móng bị tác động theo chiều hướng bất lợi cho người dùng mỹ phẩm với các phản ứng như: Kích ứng, dị ứng miễn dịch và một số trường hợp bị sốc phản ứng (rất hiếm). Dựa theo triệu chứng được cung cấp, dự đoán ban đầu có thể bạn bị dị ứng miễn dịch mạn tính.

Trong trường hợp này, bạn nên tạm ngưng sử dụng mỹ phẩm và đến gặp bác sĩ da liễu nhằm kiểm tra sang thương da và mức độ lan của nó. Ví dụ: Bôi tại gò má nhưng da cổ cũng có triệu chứng tương tự.

Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn bạn làm xét nghiệm dị ứng (patch test) để xác định chính xác nguyên nhân. Phương thức điều trị và phục hồi da sẽ phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán sang thương của da, tính chất của da (yếu, khỏe, mỏng…) và bệnh lý nội khoa đi kèm (huyết áp, nội tiết…)

Trên thực tế, nguy cơ dị ứng giữa người dùng sản phẩm của thương hiệu uy tín, sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hoặc các sản phẩm thực vật (dưa leo, nha dam, chanh…) là ngang nhau vì mỗi người có cơ địa dị ứng khác nhau.

Có người dị ứng chất hóa học (chất bảo quản, chất tẩy làm trắng…), ngược lại có người mẫn cảm với thực vật (axit trái cây, nhựa/mủ cây…). Giải pháp an toàn là bạn nên lựa chọn các sản phẩm càng ít thành phần càng tốt và điều này cũng giúp bác sĩ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây dị ứng (nếu có).

Chúc da bạn hồi phục tốt!

Theo BS Nguyễn Thị Thanh Toàn - Người lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/lam-gi-khi-bi-di-ung-my-pham-n200565.html)

Tin cùng nội dung

  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY