Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Làm gì khi hay bị chuột rút về đêm?

Chuột rút (vọp bẻ) có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Một nghiên cứu cho thấy có tới 33% số người trên 50 tuổi trải qua chứng chuột rút chân về đêm...

Chuột rút là hiện tượng co thắt không kiểm soát, thường xuất hiện ở các cơ, đặc biệt là ở cơ bắp chân, đùi hoặc bàn chân. Phần lớn các trường hợp, thả lỏng cơ thể, lưu thông tuần hoàn máu chi tốt có thể giúp giảm bớt hiện tượng cơ bắp bị chuột rút.

Ngoài ra, một số phương pháp điều trị và phòng ngừa khác có thể được áp dụng bổ sung. nếu chuột rút chân thường xuyên xảy ra, tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đầy đủ và điều trị hợp lý.

Chuột rút xảy ra ở cơ bắp chân vào ban đêm là khá phổ biến. các cơ căng lên, gây khó chịu và cực kỳ đau đớn ở vùng cơ bị chuột rút. chuột rút chân về đêm gây ra các vấn đề khác như làm gián đoạn giấc ngủ, ngủ không ngon. điều này khiến người mắc phải cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Có thể nhầm lẫn chuột rút chân về đêm với hội chứng chân bồn chồn. một số nghiên cứu cho rằng, sự thiếu hụt khoáng chất gây ra chuột rút về đêm, tuy nhiên, hiện chưa có kết luận nào thực sự chính xác về thông tin này. một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung khoáng chất, chẳng hạn như canxi, magiê hoặc vitamin b12... không làm giảm chứng chuột rút chân vào ban đêm ở hầu hết các cá thể tiến hành nghiên cứu.

Chuột rút có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến một người có nhiều khả năng bị chuột rút về đêm. mệt mỏi cơ bắp là nguyên nhân chính dẫn đến chuột rút. các vận động viên có nhiều khả năng bị chuột rút chân sau khi tập luyện. tập luyện quá sức trong thời gian dài ban ngày, có thể khiến một số người gặp phải tình trạng chuột rút nhiều hơn về đêm.

Việc không hoạt động thể chất thường xuyên khiến các cơ bắp không được co giãn có thể làm tăng nguy cơ bị chuột rút vào ban đêm. mặt khác, các cơ ở những người ít tập thể dục có thể ngắn hơn, điều này có thể làm tăng nguy cơ chuột rút hoặc co thắt.

Ngồi hoặc nằm theo một tư thế liên tục trong thời gian dài làm hạn chế lưu lượng máu đến chân, chẳng hạn như đặt một chân lên chân kia hoặc hai chân bắt chéo, có thể dẫn đến chuột rút. có thể thử nghiệm bằng cách nằm ngủ ở tư thế thoải mái hơn để xem điều này có làm giảm chứng chuột rút ban đêm không.

Những người lớn tuổi cũng có thể dễ bị chuột rút vào ban đêm.

Do nhu cầu dinh dưỡng tăng lên hoặc thay đổi hormon trong cơ thể khi mang thai, phụ nữ cũng có thể mắc chứng chuột rút chân vào ban đêm.

Ngoài ra, một số bệnh mạn tính cũng có thể khiến một người có nguy cơ bị chuột rút ở chân, chẳng hạn như: bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn sử dụng rượu, suy thận, suy gan, suy giáp, hẹp ống sống thắt lưng...

Xử trí thế nào?

Nếu xảy ra chuột rút vào ban đêm, cần bình tĩnh thả lỏng cơ thể để giảm các mức độ chuột rút. một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể thực hiện trong thời điểm này bao gồm: duỗi cơ nhẹ nhàng, massage vùng bị chuột rút bằng tay, sử dụng con lăn bọt để xoa bóp chân. uốn cong và không co chân để giúp kéo dài cơ chân. chườm bằng túi hoặc khăn ấm lên vùng bị chuột rút. nếu chuột rút chân thường xuyên xảy ra, tốt nhất nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đầy đủ và điều trị hợp lý.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Để phòng chuột rút, nên tập thể dục đều đặn, thường xuyên làm lưu thông khí huyết. Nên vận động các cơ bắp thật nhẹ nhàng, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi ngày nên tập vận động như đi bộ, tập xoa bóp cơ bắp, co duỗi và xoay cổ tay, cổ chân vài ba lần. Thường ngày có thể tập xe đạp tại chỗ hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi ngủ. Không nên tắm khi nước lạnh quá, nhất là tắm ở biển, bể bơi nước lạnh. Khi làm việc nặng, ra mồ hôi nhiều, cần được bổ sung nước có pha muối ăn (tốt nhất là bổ sung dung dịch oresol). Cần uống đủ lượng nước trong 1 ngày/đêm (khoảng trên 1,5-2 lít). Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như: chuối, mơ, chà là, nho, đậu, bắp cải, cam, cà chua, đu đủ, xoài, sầu riêng, lựu, lê. Nếu có bệnh đái tháo đường, loãng xương, bệnh tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực vật, thiếu máu, cần được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị sớm.

ThS.BS. Nguyễn Thị Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lam-gi-khi-hay-bi-chuot-rut-ve-dem-n175091.html)
Từ khóa: chuột rút

Chủ đề liên quan:

bị chuột rút chuột rút

Tin cùng nội dung

  • Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?
  • Sốc nhiệt hay say nóng, heat stroke, là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường 40 độ, cùng với những biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, da nhợt nhạt, mệt mỏi, buồn nôn, chuột rút, vân vân.
  • Chứng chuột rút (vọp bẻ), ai cũng mắc phải. Lúc thường hoặc khi ngủ bỗng thức giấc vì cảm thấy đau buốt ở bắp chân,
  • Khi bị chuột rút, cả khối cơ bị co lại, lồi lên, ấn thấy cứng và rất đau, bàn chân không co duỗi được, các ngón chân quặp lại, ngón cái ngoặt ra ngoài hoặc vênh lên.
  • Khi mang thai một số thai phụ bị chuột rút, đặc biệt ban đêm. Nguyên nhân do hạ canxi khi mang thai.
  • Chuột rút (vọp bẻ) là một chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi (NCT) thường gặp phải chứng này nhiều hơn cả, nhất là ban đêm.
  • Chuột rút xảy ra khi có thiếu ôxy đến cơ, hoặc thiếu nước và các chất khoáng như natri, kali, canxi.
  • Cháu 15 tuổi, thời gian gần đây, đêm ngủ thấy hay đau nhức bắp chân và còn bị chuột rút rất đau. Bác sĩ có thể cho cháu biết nguyên nhân và cách phòng tránh .
  • Khi chuột rút ở cơ bắp chân thì cần duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân ra phía sau, ép mạnh một tay vào gót chân.
  • Tôi 53 tuổi, gần đây khi nằm ngủ ban đêm hay bị chuột rút, có khi một đêm bị đến 2 - 3 lần. Xin hỏi Mangyte đó là bệnh gì và nên đi khám ở khoa nào, có cần xét nghiệm gì không? Cảm ơn Mangyte! (Quang Long - quận 8, TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY