Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Làm thế nào để trẻ không biếng ăn?

Biếng ăn là tình trạng ăn không đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu dẫn đến chậm tăng trưởng. Biếng ăn rất hay gặp ở trẻ em và xảy ra ở tất cả các lứa tuổi.

Biếng ăn ở trẻ em có các biểu hiện như thời gian ăn kéo dài (trẻ ngậm thức ăn trong miệng lâu mà không chịu nuốt và bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút), số bữa ăn hoặc lượng thức ăn của trẻ ăn được trong mỗi bữa ít hơn so với các trẻ cùng độ tuổi, không ăn một số loại thức ăn hay từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, trẻ bỏ ăn và không có cảm giác đói, cảm giác thèm ăn khi đến giờ ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy lanh canh của thìa, bát hay nhìn thấy thức ăn có phản ứng buồn nôn. Một số biểu hiện khác gồm toát mồ hôi nhiều khi ăn, giả bị bệnh hoặc kêu no để khỏi phải ăn, phun thức ăn hay cố tình làm đổ thức ăn để khỏi phải ăn...

Các nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ em bao gồm thiếu ăn (suy dinh dưỡng bào thai, sinh non, nhẹ cân, không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung quá sớm trước 6 tháng sau sinh), do trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn dẫn đến thiếu vitamin, khoáng chất và kẽm gây biếng ăn, trẻ bị trì hoãn ăn nhai, ăn không có giờ giấc, ăn quà vặt hoặc ăn bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn hoặc thức ăn không hợp khẩu vị. ngoài ra, nguyên nhân tâm lý cũng gây biếng ăn ở trẻ như mải chơi, tìm hiểu thế giới xung quanh mà không chịu ăn, bị người lớn thúc ép phải ăn, quát mắng, đánh đập trong bữa ăn dẫn đến tình trạng trẻ sợ bữa ăn, tìm đủ lý do để không phải ăn.

Để giúp trẻ phát triển tốt và phòng ngừa biếng ăn cho trẻ, bố, mẹ và người chăm sóc trẻ cần nuôi dưỡng trẻ một cách khoa học, bao gồm:

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn, tư vấn của cán bộ y tế chuyên ngành dinh dưỡng (bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh và cho bú đến năm 2 tuổi, cho trẻ ăn bổ sung khi tròn 6 tháng sau sinh...).

- Cho trẻ ngồi ăn chung bàn với gia đình. Bố mẹ hay người chăm sóc trẻ làm mẫu để tập cho trẻ ăn. Tập thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ, loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng trong giờ ăn (đồ chơi, TV...). Không đánh đập, la mắng, ép buộc trẻ ăn. Không cho trẻ ăn vặt, hãy để cho trẻ biết cảm giác đói.

- Tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và luôn thay đổi món ăn, cách chế biến để cho trẻ ăn ngon miệng.

- Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trong thời gian trẻ bị ốm.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sumopow với các thành phần L-Lysine, L-Arginine, taurine, thymomodulin, chiết xuất lạc tiên (Passiflora foetida), magie, chiết xuất tâm sen (Nelumbo nucifera), vitamin B1, vitamin B6 và kẽm có công dụng bổ sung acid amin, vitamin, chất khoáng và chiết xuất thảo dược cho cơ thể, giúp tăng cường tiêu hóa, ăn ngủ ngon, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Sumopow được sử dụng cho trẻ chán ăn, tiêu hóa kém, ngủ kém, người gầy yếu, suy nhược cơ thể, người cần nâng cao sức đề kháng.


Cách dùng:

Trẻ 1 - 2 tuổi: 10ml/lần x 1 lần/ngày

Trẻ 2 - 7 tuổi: 10ml/lần x 2 lần/ngày.

Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 20ml/lần x 2 lần/ngày. Uống sau ăn.

Thực phẩm này không phải là Thu*c, không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lam-the-nao-de-tre-khong-bieng-an-n182658.html)

Chủ đề liên quan:

biếng ăn

Tin cùng nội dung

  • Tại Việt Nam, thống kê cho thấy có đến 40% số trẻ em BỊ biếng ăn. Trong khi đó, việc nuôi ăn cho trẻ từ tuổi ăn dặm đến khi có thể ngồi cùng bàn với gia đình luôn là nỗi ám ảnh, giờ ăn trở thành “trận chiến” với kết quả: cha mẹ thì kiệt sức, giận dữ; trẻ thì đầy nước mắt, thậm chí là tổn thương tâm lý nghiêm trọng.
  • Dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng có thể nói vào bậc nhất trong cuộc sống của mỗi con người. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng này lại quá thông dụng, đến mức hầu như người ta không còn chú ý đến vai trò của nó trong cuộc sống.
  • Khi cai sữa cho trẻ, người mẹ cần chú ý tiến hành từng bước đồng thời với việc tăng thêm thức ăn phụ, giảm thiểu số lần cho con bú,
  • Ngoại trừ bé bỏ ăn do bệnh, phần lớn nguyên nhân khiến bé biếng ăn là do cha - mẹ.
  • Nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng khi thấy con lười ăn, biếng ăn. Trẻ biếng ăn thường hay ốm vặt, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng vì không đủ lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
  • Mangyte-Nếu biết cho con ăn đúng cách, bạn vừa có thể khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ, tạo dựng thói quen tốt cho bé, lại giúp bé bổ sung dinh dưỡng tốt nhất.
  • Tình trạng thiếu vi chất còn phổ biến ở trẻ em Việt Nam, thể hiện ở tỷ lệ thiếu máu, tỷ lệ thiếu Vitamin A, tỷ lệ thiếu Kẽm…còn ở mức cao.
  • Lo lắng con sẽ bị gầy vì biếng ăn, không ít bậc cha mẹ đã tìm mọi cách ép con ăn để “vỗ béo”. Tuy nhiên, bác sĩ dinh dưỡng cho rằng, nếu trẻ không muốn ăn, cách tốt nhất là đừng ép con ăn…
  • Biếng ăn (chán ăn) rất thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 - 6 tuổi. Lâu ngày làm cơ thể thiếu dinh dưỡng gây mệt mỏi, trẻ hay quấy khóc, lười vận động, thịt nhẽo, chậm biết đi, da xanh…
  • Nhiều trẻ biếng ăn chỉ vì cha mẹ chiều con quá, cứ cho ăn quà vặt luôn miệng, đến bữa ăn chính trẻ đầy bụng không thể nào nữa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY