Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Làm việc nhiều giờ gây hại cho sức khỏe tim mạch thế nào?

Làm việc nhiều giờ đồng hồ có thể tàn phá sức khỏe tim mạch. Cụ thể, một công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí European Heart Journal cho thấy làm việc nhiều giờ có thể tăng nguy cơ gây rung tâm nhĩ.


Khảo sát mới đây ở 85.000 nhân viên về thời lượng làm việc mỗi tuần đã phát hiện những người làm việc 55 giờ hoặc nhiều hơn mỗi tuần được chẩn đoán bị rung tâm nhĩ cao hơn 42% so với những người làm việc khoảng giữa 35 - 40 giờ/tuần. Có 9/10 trường hợp rung tâm nhĩ được phát hiện ở những người không có bất kỳ bệnh lý nào về tim từ trước đến nay.
Điều này cho thấy làm việc nhiều giờ là nguyên nhân phía sau của việc tăng nguy cơ mắc bệnh, chứ không phải các vấn đề về tim mạch trước đó.

Rung tâm nhĩ là gì?

Tim bạn có bao giờ đập mạnh hay rung lên? Tình trạng này có xảy ra khi bạn nghỉ ngơi? Thông thường, những triệu chứng này có thể được chẩn đoán là loạn nhịp tim hay rối loạn nhịp tim, và một rối loạn nhịp tim thường gặp được gọi là rung tâm nhĩ hay AFib. Rung tâm nhĩ hoặc nhịp tim không đều xảy ra khi 2 ngăn trên của tim không đập đồng bộ với 2 ngăn dưới, hoặc tâm thất.

Thông thường, nhịp tim lúc nghỉ ngơi là ở tốc độ giữa 60 - 100 nhịp/phút. Ngược lại, khi rung tâm nhĩ, tâm nhĩ được kích hoạt ở tốc độ 400 nhịp/phút. Nhịp tim đập bất thường này có thể làm máu chuyển thành các cục máu đông dẫn đến đột quỵ. Nếu không được kiểm soát kịp thời, rung tâm nhĩ cũng làm suy yếu tim, dẫn đến suy tim.
Các triệu chứng của rung tâm nhĩ

Các nhà nghiên cứu tin rằng làm việc nhiều giờ gây cản trở hệ thần kinh đối giao cảm, từ đó tăng nguy cơ rung tâm nhĩ. Stress và các vấn đề liên quan đến làm việc nhiều giờ cũng có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.

Vậy làm sao để phát hiện kịp thời các dấu hiệu của rung tâm nhĩ? Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo:

– Đánh trống ngực, hoặc cảm thấy tim đang đập mạnh hay rung lên

– Đau ngực, áp lực hay cảm thấy khó chịu

– Khó thở

– Đau đầu nhẹ

– Mệt mỏi hay thiếu năng lượng trầm trọng

– Không có khả năng tập thể dục

Rung tâm nhĩ thường xảy ra kèm theo các triệu chứng có thể chợt đến và biến mất. Trong một vài trường hợp, bệnh kéo dài trong vài phút cho đến vài giờ, sau đó mất hẳn. Tuy nhiên, đừng bỏ qua bất cứ triệu chứng nào của bệnh, dù là tạm thời.

Rung tâm nhĩ ở người lớn tuổi

Rung tâm nhĩ thường xảy ra ở người lớn tuổi, có khoảng 11% người trên 80 tuổi bị ảnh hưởng bởi rối loạn nhịp tim. Trong nhiều trường hợp, những người bị rung tâm nhĩ không phát hiện bất cứ triệu chứng nào cho đến khi bệnh được phát hiện, mà nguyên nhân đầu tiên là đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ càng cao hơn nếu được chẩn đoán rung tâm nhĩ, kèm theo các yếu tố như bệnh van tim, tiểu đường, suy tim và cao huyết áp.

Rung tâm nhĩ ở tuổi thiếu niên

Trẻ ở tuổi thiếu niên cũng có những triệu chứng của rung tâm nhĩ. Bệnh có thể đến từ một yếu tố đơn lẻ và cô lập hay kèm theo các giai đoạn lặp đi lặp lại nếu có bất cứ dấu hiệu cơ bản nào. Triệu chứng rung tâm nhĩ của trẻ độ tuổi này thường là đánh trống ngực trước khi xảy ra vấn đề nghiêm trọng như tim ngừng đập.

Cách phòng bệnh

Cắt giảm giờ làm việc để giảm những nguy cơ cho tim bằng cách tạo thói quen lành mạnh cho sức khỏe. Trong 2 tuần lễ đầu tiên, bắt đầu bổ sung một thói quen lành mạnh trong lịch làm việc hằng ngày. Có thể tập đi bộ trong 20 phút vào giờ ăn trưa. Hoặc ngủ đủ 7 giờ mỗi đêm và tắt điện thoại trong lúc ngủ.

Những thay đổi này tuy nhỏ nhưng đem lại cho bạn cảm giác thư giãn với lịch làm việc bận rộn. Nếu nghĩ rằng bạn đang có những triệu chứng của rung tâm nhĩ, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có cách xử lý kịp thời.
Theo Hoàng Uyên - Doanh nhân Sài Gòn
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/lam-viec-nhieu-gio-gay-hai-cho-suc-khoe-tim-mach-the-nao-n387355.html)

Tin cùng nội dung

  • Người làm việc theo ca dễ bị chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn hoặc quá dài, việc sản sinh hormone và huyết áp thay đổi.
  • Cách giảm stress khi đang ngồi làm việc giúp bạn bớt mệt mỏi. Loại bỏ căng thẳng sẽ giúp bạn khỏe mạnh và làm việc hiệu quả hơn.
  • Theo Viện nghiên cứu về căng thẳng của Mỹ, 8 trên 10 người Mỹ chịu đựng những căng thẳng liên quan đến công việc.
  • Chào Mangyte, xin cho em được hỏi các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TPHCM làm việc trở lại từ ngày bao nhiêu vậy? Vui lòng cho tôi địa chỉ và SĐT của một số bệnh viện để tôi tiện liên lạc ạ. Xin cảm ơn BS. (Kim Thoa - TPHCM),
  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY