Khoa học hôm nay

Làn sóng cấm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật

MangYTe - Nhiều quốc gia hiện đã cấm mua bán những loại mỹ phẩm có dùng động vật làm vật thử nghiệm trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề này đến nay còn vấp phải không ít tranh cãi.

Làn sóng’ cấm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật - Ảnh 1.

Thử nghiệm mỹ phẩm và quyền động vật là chủ đề tranh cãi nhiều năm qua - ảnh: getty images

Mới đây nhất, thống đốc bang virginia, ông ralph northam, đã ký thông qua dự luật cấm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật.

Theo CNN, quyết định sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2022. Ngoài ra, từ ngày 1-7 năm sau, bang này cũng cấm buôn bán những loại mỹ phẩm có qua quá trình thử nghiệm trên động vật.

Virginia là bang thứ tư trong "làn sóng" cấm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật, bên cạnh california, nevada và illinois. một số bang khác đang xem xét quy định này bao gồm new jersey, maryland, rhode island, hawaii, new york, oregon...

Những năm gần đây, nhiều quốc gia bắt đầu ban hành lệnh cấm tương tự. Một số nơi "mạnh tay" bao gồm Liên minh châu Âu, Israel, Na Uy, Ấn Độ… Ước tính đã có 40 quốc gia thông qua quy định này.

Làn sóng’ cấm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật - Ảnh 2.

Thỏ là một trong những loài được dùng để thử nghiệm mỹ phẩm nhiều nhất - ảnh: getty images

Bà sara amundson - chủ tịch quỹ pháp lý bảo vệ động vật mỹ - cho rằng các loài được thử nghiệm nhiều bao gồm thỏ, chuột, lợn guinea, đôi khi có cả chó, mèo…

Các thử nghiệm có thể tiến hành với một sản phẩm hoàn thiện, hoặc với những cấu phần riêng biệt của mỹ phẩm. Mục đích là kiểm tra độ an toàn của các hóa chất, đo lường phản ứng của những sự kết hợp mới, kiểm tra các vấn đề như dị ứng, các tác động đến lông, da…

Thậm chí, nhiều loài động vật được thử nghiệm khi đang mang thai nhằm xem xét ảnh hưởng của mỹ phẩm với thai nhi.

Trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 động vật ch*t trong các cuộc thử nghiệm mỹ phẩm. nhiều trường hợp cũng bị "tố" ngược đãi động vật vì không chăm sóc chúng khi gặp các biến chứng.

Làn sóng’ cấm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật - Ảnh 3.

Hoạt động của giới trẻ kêu gọi bảo vệ động vật trước những cuộc thử nghiệm mỹ phẩm tại trung quốc - ảnh: scmp

Theo the guardian, đến nay câu chuyện này vẫn gây nhiều tranh cãi. một phía kêu gọi cho "quyền động vật", phía kia cho rằng thử nghiệm mỹ phẩm trên những loài có đặc điểm di truyền gần với người cũng chỉ vì sức khỏe con người. theo hiệp hội nghiên cứu y sinh california, gần như mọi đột phá y tế trong gần 100 năm qua đều liên quan đến việc sử dụng động vật trong quá trình nghiên cứu.

Ở Mỹ, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) quy định không nhất thiết các mỹ phẩm phải được kiểm nghiệm trên động vật. FDA cho rằng trước khi sử dụng động vật, cần cân nhắc việc sử dụng các phương pháp thay thế khác.

Một giải pháp cân bằng là chỉ can thiệp khi có yêu cầu. chẳng hạn, california là tiểu bang đầu tiên cấm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật. đạo luật có hai trường hợp ngoại lệ. một là sẽ kiểm tra nếu fda lo ngại về sức khỏe con người, hoặc hai là để tuân thủ quy định của những nước nhập khẩu mỹ phẩm.

HOÀNG THI

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/lan-song-cam-thu-nghiem-my-pham-tren-dong-vat-20210324140829656.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY