Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Làng nghề truyền thống góp phần phát triển du lịch Hà Nam

Hiện nay kinh tế làng nghề có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông thôn, nhất là trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông thôn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, góp phần hạn chế các vấn đề xã hội tiêu cực khác, tạo cơ hội giao lưu văn hóa thông qua du lịch,

Làng lụa Nha Xá

Người dân phơi lụa

Làng nghề, điểm văn hóa Tâm Linh, khu du lịch sinh thái góp phần phát triển ngành du lịch Hà Nam

Tuy nhiên, du lịch của tỉnh đang tìm cách tăng cường loại hình du lịch, đa dạng hóa sản phẩm vì thiếu điểm đến cho du khách trong hành trình tour, thì các làng nghề, nơi được đánh giá là đầy tiềm năng để phát triển du lịch lại đang không có khách tham quan.

Theo thống kê của sở Công thương, hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam có khoảng 171 làng nghề: trong đó có 106 làng có nghề, 30 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 35 làng nghề truyền thống thu hút khoảng gần 35.000 lao động. Các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn chủ yếu sản xuất các mặt hàng truyền thống có thể cạnh tranh trên thị trường như thêu ren, rượu, mành nứa , sừng, mây giang đan, trống, bánh đa nem… Tuy nhiên, việc kết nối giữa các làng nghề với các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành thì hầu như chưa làm được.

Có một thực tế là hiện nay sản phẩm làng nghề truyền thống phục vụ cho du lịch đang rất khan hiếm nếu như không muốn nói là chưa tìm ra được sản phẩm truyền thống đặc trưng làm quà tặng cho du khách, ngoại trừ một số món quà quê dân dã đó là chuối ngự, cá kho… Nhưng đó chỉ là món ăn ẩm thực chứ không thể lấy làm quà tặng cho các đoàn khách quan trọng được. Đây chính là một thực tế đáng buồn mà ngành du lịch tỉnh ta loay hoay mãi vẫn chưa tìm ra lời giải. Việc phát triển làng nghề cũng như tạo ra những sản phẩm chất lượng, mang đặc trưng văn hóa vùng miền đang được các cấp các ngành quan tâm.

Đã có nhiều giải pháp được đưa ra để giải bài toán đầu ra cho các sản phẩm thủ công truyền thống như: đề án phát triển làng nghề; các mô hình phát triển làng nghề truyền thống… tập trung đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng nghiệp vụ, khuyến khích các nghệ nhân tiếp tục truyền, dạy nghề, tham gia quảng bá sản phẩm, tham gia hội chợ trong nước và quốc tế… Nhưng việc chọn ra được một sản phẩm đồ lưu niệm đặc trưng của vùng đất chiêm trũng, để chỉ cần nói đến Hà Nam là du khách nhớ ngay đến thì chúng ta vẫn chưa làm được.

Một số làng nghề có thương hiệu lâu năm như: Thôn Đọi Tam, xã Đọi Sơn sản xuất Trống bằng da trâu cái, làng Đô Hai, xã An Đổ với nghề làm sừng mỹ nghệ, , làng dệt lụa Nha xá, xã Mộc Nam… cũng mới chỉ quan tâm đến thị trường đầu ra, còn tạo sản phẩm thu hút khách du lịch đến với làng nghề thì hầu như chưa ai nghĩ đến.

Một nguyên nhân nữa khiến cho các sản phẩm thủ công truyền thống không thể cạnh tranh hay phát huy được thế mạnh của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhất là dành cho khách du lịch đó là do mẫu mã. Hiện nay tất cả những người làm ra mẫu của các làng nghề toàn là các nghệ nhân dân gian, hoặc chưa được đào tạo qua trường lớp mà chỉ làm theo kinh nghiệm nên mẫu mã vẫn còn hạn chế, cứ lặp đi lặp lại. Duy nhất có sản phẩm mây giang đan Ngọc Động là có thị trường ổn định ở Đông Âu còn hầu hết các sản phẩm của làng nghề chưa có thị trường, mẫu mã và kiểu cách còn rất đơn giản.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/lang-nghe-truyen-thong-gop-phan-phat-trien-du-lich-ha-nam)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY