Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Làng rèn cổ Hồng Lư: Những người giữ lửa trăm năm

Đến nay, tổng cộng trong làng Hồng Lư có 15 lò rèn lớn nhỏ. Nghề này không còn là truyền thuyết nữa, mà thực tế đã trở thành chuyện miếng cơm, manh áo của người dân nơi đây.
Những người thợ Hồng Lư chăm chỉ với nghề dù thu nhập thấp

Nằm nép mình bên sông Trường Giang, dưới những bóng cây mát rượi đổ hoa vàng rực vào những ngày đầu hạ, làng rèn Hồng Lư (thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam) đã trải qua hàng trăm năm tuổi với bao thăng trầm thời cuộc.

Ông Trần Đình Thông, được coi là người nắm giữ nhiều bí quyết của làng rèn, và cũng là người gìn giữ và trao truyền lại danh tiếng của làng. Trong kháng chiến chống Pháp, làng rèn Hồng Lư đã có những năm tháng lẫy lừng khi cống hiến nhiều công sức cho cách mạng.

Từ một lò rèn đầu tiên, sang đời sau đã có 4 lò rèn, và đến nay, tổng cộng trong làng có đến 15 lò rèn lớn nhỏ. Đi khắp làng, nhà nào cũng có lò rèn riêng, ngày đêm đỏ lửa.

Những vị khách trong tỉnh Quảng Nam, hay các tỉnh như Quảng Ngãi, Bình Định đều phải lặn lội đến đây đặt hàng trước hàng tháng trời mới làm kịp. Thanh niên trai tráng trong làng gần như ai ai cũng học nghề rèn. Các sản phẩm làm ra có chất lượng tốt nên làng rèn Hồng Lư từ đó nổi danh khắp nơi.

Ông Trần Đình Thông là đời thứ 3 trong gia đình vẫn miệt mài giữ lửa nghề rèn

Để làm được các nông cụ, hay những vật dụng thì người làm nghề vô cùng vất vả.

Theo ông Thông, thì nghề rèn không chỉ có sức khỏe là làm được mà cần phải học. Để học được tinh thông nghề này, người nhanh nhẹn cũng phải mất 3 năm chuyên cần, không có sách vở nào ghi chép bí quyết cả, chỉ có người đi trước truyền lại cho người đi sau.

Cho nên, thợ học việc phải có lòng nhẫn nại học hỏi, rồi cảm nhận bằng sự tinh tế của tai, mắt, của bàn tay chính mình. Đến khi có thể làm được sản phẩm sắc bén, rắn mà không giòn, dẻo mà không mềm, thì coi như thành nghề.

Hơn nữa, các bậc tiền bối luôn nhiệt tình truyền dạy cho lớp thợ trẻ tiếp nối, không có chuyện giấu nghề, giữ bí quyết, nên chỉ người có tâm mới có thể theo nghề này lâu dài được.

Độ tinh xảo của từng sản phẩm ở đây luôn khiến người dùng hài lòng

Trong tất cả quá trình thao tác đều đòi hỏi sự công phu, kỹ lưỡng và kinh nghiệm của người thợ, “Non quá dễ bị quăn lưỡi, già quá sẽ bị mẻ hoặc rạn nứt, đập sắt phải khỏe mạnh, mài cũng giữ một vai trò quan trọng, đôi tai và con mắt của người thợ lâu năm trong làng nghề chỉ cần nhìn vào hoa lửa bắn ra hoặc nghe tiếng máy kêu cũng có thể biết được sản phẩm đã hoàn thiện hay chưa. Đó chính là lý do vì sao những người vùng khác đến học nghề không thể lấy được bí kiếp của người thợ Hồng Lư!”, ông Thông chia sẻ.

Nghề rèn ở Hồng Lư đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao

Đã có một thời, làng nghề rèn Hồng Lư chao đảo, tưởng như không tồn tại lâu dài được, các lò rèn hoạt động cầm chừng, sản phẩm không tiêu thụ được. Nguyên nhân là do người tiêu dùng bị choáng ngợp trước sự xuất hiện ồ ạt của các loại sản phẩm nhập ngoại từ Trung Quốc, Thái Lan… tràn vào thị trường Việt Nam với mẫu mã đẹp, màu sắc trắng sáng, giá rẻ hơn.

Khó khăn thì chồng chất, nhưng những người thợ ở đây vẫn luôn kiên trì giữ lửa làng rèn lớn nhất nhì xứ Quảng.

Khi những loại dao hay các loại nông cụ sản xuất công nghiệp không thể có độ bền, thì chính các sản phẩm của Hồng Lư đã chứng tỏ được điều đó. Và đơn đặt hàng cũng như sản phẩm bày bán ở các chợ đều ngày càng tăng vì chất lượng thật và độ bền của sản phẩm đã được người dùng cảm nhận.

Những người thợ ở đây vẫn luôn quyết tâm giữ nghề cho đến những đời sau

Dẫu khó khăn, dẫu giá cả leo thang từng ngày và người thợ rèn chỉ lấy công làm lời, nhưng làng nghề này không những tồn tại mà còn phát triển hơn xưa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/lang-ren-co-hong-lu-nhung-nguoi-giu-lua-tram-nam-112143.html)

Tin cùng nội dung

  • Sáng 22/3 Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành Y tế khu vực Hà Nội lần thứ XXVI được khai mạc nhân dịp kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
  • Sáng ngày 22/3, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM đã tổ chức Lễ Tổng kết giai đoạn I dự án xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện và Khánh thành khu điều trị kỹ thuật cao.
  • Gõ cửa các nơi chữa vô sinh từ năm 2007, cuối cùng vợ chồng Nicola và Andrew Stone ở thành phố Derby, Anh, toại nguyện nhờ kỹ thuật keo gắn phôi (EmbryoGlue).
  • Sau sáu phút từ khi máu ngừng lưu thông, não sẽ ch*t, bệnh nhân Tu vong trong vòng 8-10 phút và mọi can thiệp sau đó dù là của êkip chuyên nghiệp cũng bó tay.
  • Điện cơ (Electromyography - EMG) là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng (các tế bào thần kinh vận động - motor neurons).
  • Nhũ ảnh là hình ảnh X quang tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú và giúp làm giảm tỉ lệ Tu vong do ung thư vú.
  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY