Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Lau nhà bằng cồn để phòng chống Covid-19: Chuyên gia khẳng định không cần thiết!

PGS.TS Trần Hồng Côn cho rằng, việc sử dụng cồn để lau nhà nhằm phòng chống nguy cơ lây nhiễm Covid-19 thực sự không cần thiết, thậm chí gây hại sức khỏe.

Lau nhà bằng cồn, nhiều người yên tâm vì cho rằng Covid-19 sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn

Trước dịch Covid-19 đang có những diễn biến mới, không thể đoán trước, nhiều người đang lên các phương pháp phòng chống lây nhiễm riêng ngay tại nhà mình. Trong đó,

BS Nhi khoa Phí Văn Công (hiện đang làm việc tại Khoa Hồi Sức Cấp Cứu Nhi - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn - Hà Nội) từng khuyến cáo người dân không việc gì phải lo lắng nếu chẳng mua được một loại nước sát khuẩn tay mà mình đang chạy theo trào lưu. Câu trả lời đơn giản nhất của vị chuyên gia này là: Ra hiệu Thu*c, mua lọ cồn 70-90 độ về để sát khuẩn tay sau khi rửa sạch tay.

Công dụng của cồn hiệu quả như vậy nên hiện nay nhiều người cho rằng sử dụng cồn để lau nhà là điều cần thiết và hoàn toàn yên tâm trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19. Theo đó, sau khi lau nhà xong như bình thường, người ta sẽ dùng khăn lau nhúng vào cồn và nhanh chóng lau lại một lượt nữa. Vậy là yên tâm không có con virus, vi khuẩn nào, ngay cả nCoV cứng đầu chưa có Thu*c chữa cũng phải chịu thua.

Thậm chí có nhiều người nhận định, dùng rượu thay cồn để lau nhà bởi cồn cũng có trong rượu. Sử dụng các dung dịch chứa cồn như rượu thay cho chất diệt khuẩn là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, điều này có thực sự cần thiết hay không? Và phải chăng bắt buộc dùng cồn trong bước lau nhà cuối cùng mới là giải pháp cuối cùng để ngăn chặn Covid-19 sinh sôi, lây nhiễm trong không gian sống của gia đình bạn?

Dùng cồn để lau nhà, cẩn thận phản tác dụng!

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (giảng viên khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), dùng cồn để lau nhà hay rượu để lau nhà đều có thể để lại những tác dụng phụ đi kèm, nhất là với những người bị say rượu thì rất không tốt cho sức khỏe. Khi cồn bốc lên nhanh, người trong nhà dễ bị say. "Điều này thực sự không nên. Thay vào đó, bạn nên dùng những dung dịch diệt khuẩn mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày. Virus, vi khuẩn hay thậm chí là nCoV có bám trên sàn đều có thể bị tiêu diệt bằng những loại dung dịch được sản xuất riêng biệt để lau nhà", chuyên gia nói.

"Việc dùng cồn hay dùng rượu để lau sàn nhà nhằm chống lại Covid-19 thực sự không cần thiết, thậm chí gây phản tác dụng cho người hít thở phải về lâu dài. Chúng ta chỉ cần lau nhà bình thường với dung dịch lau nhà được khuyến cáo. Đừng làm nghiêm trọng hóa vấn đề bởi chúng ta đều biết rửa tay bằng xà phòng và nước sạch cũng tiêu diệt được virus, vi khuẩn, nCoV cũng không loại trừ", ông Côn cho biết thêm.

Do đó, bạn nên loại bỏ suy nghĩ vệ sinh nhà cửa bằng một chai rượu hay cồn y tế. Việc làm này thực sự không đem lại nhiều lợi ích. Rượu mất khả năng tiêu diệt vi trùng khi nồng độ cồn giảm. Nói cách khác, để khử trùng, bạn cần sử dụng loại rượu chứa từ 60-90% cồn. Độ cồn này cao hơn nhiều so với đa số các loại rượu bán tại cửa hàng. Hơn nữa, các sản phẩm y tế chuyên dụng không chỉ chứa cồn mà còn bao gồm nhiều thành phần khử trùng khác nữa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/lau-nha-bang-con-de-phong-chong-covid-19-chuyen-gia-khang-dinh-khong-can-thiet-20200316123150296.chn)

Tin cùng nội dung

  • Dư luận không ngừng xôn xao về việc nam ca sĩ trẻ T. vừa gặt hái được chút hào quang đã vội có thái độ ngôi sao, những cách hành xử rất thiếu chuyên nghiệp.
  • Hiện nay sự hoành hành của đại dịch Ebola đang đe dọa châu Phi và thế giới.
  • Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY