Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lo lắng vì bỗng nhiên bị u gan, ai ngờ mắc loại bệnh khó nói từ món ăn triệu người Việt ưa thích

MangYTe - Thấy đau thắt lưng trái và hạ sườn phải âm ỉ, ông H ở Hà Nội đi khám, rất lo lắng khi nhận kết quả u gan.

Bệnh nhân là ông Nguyễn Trọng H, 75 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội. Ông H đi khám với lý do đau cột sống thắt lưng, hạ sườn phải.

Trước khi vào viện bạch mai 20 ngày, người đàn ông này xuất hiện đau thắt lưng trái và hạ sườn phải âm ỉ, không sốt, không gầy sút cân. từng đi siêu âm và nhận kết quả chẩn đoán ở một cơ sở y tế khác ở hà nội là u gan phải, ông liền đến bệnh viện bạch mai khám.

Tại đây, ông được làm các xét nghiệm máu và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng phát hiện hình ảnh u gan phải kích thước 25x19mm. bệnh nhân nhập viện trung tâm y học hạt nhân và ung bướu để chẩn đoán xác định và điều trị.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực không phát hiện tổn thương bất thường, tìm ký sinh trùng trong phân không có, xét nghiệm sán lá gan huyết thanh cho kết quả âm tính. bác sĩ tiến hành nội soi dạ dày – đại tràng cho bệnh nhân cũng không phát hiện bất thường.

Cuối cùng, khi được sinh thiết u gan phải, kết quả mô bệnh học cho thấy hình ảnh áp xe gan do ký sinh trùng. bệnh nhân được chuyển tới trung tâm bệnh nhiệt đới để tiếp tục điều trị.

Lo lắng vì bỗng nhiên bị u gan, ai ngờ mắc loại bệnh khó nói từ món ăn triệu người Việt ưa thích - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Theo pgs.ts phạm cẩm phương, giám đốc trung tâm y học hạt nhân và ung bướu thuộc bệnh viện bạch mai, u gan phát hiện tình cờ trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh có thể là tổn thương lành tính của tế bào gan hoặc tổn thương ác tính. tuy nhiên, ở việt nam, bệnh lý tổn thương gan do ký sinh trùng là không hiếm, thậm chí là hay gặp.

Do đó, các chuyên gia về ung bướu cho rằng, khi tiếp cận chẩn đoán trên một bệnh nhân có khối u gan, bác sĩ cần tiếp cận theo hướng đa chiều không chỉ là bệnh lý chuyên ngành ung thư (ung thư gan nguyên phát hay ung thư di căn gan) mà cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác như tổn thương gan do ký sinh trùng hay tổn thương gan lành tính.

Điều này sẽ tránh được việc chẩn đoán nhầm. trên thực tế đã có bệnh nhân chỉ u gan do ký sinh trùng nhưng lại bị nhầm là u ác tính, phải phẫu thuật cắt bỏ thùy gan, cắt túi mật và nạo vét hạch cuống gan... sau 5 ngày, bệnh nhân này được thông báo khối u trong gan không phải u ác mà là khối tổn thương do sán lá gan làm tổ. sau đó, bệnh nhân được chuyển đến viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng trung ương để điều trị, theo dõi phục hồi gan, sử dụng Thu*c diệt sán lá gan lớn...

Tại việt nam, hầu hết bệnh do ký sinh trùng đều gây ra do thói quen ăn uống của người dân. nhiều nơi, do phong tục tập quán nên người dân thường ăn rau sống, nấu chưa kỹ thực vật thủy sinh như rau ngổ, rau cải xoong, rau muống nước, rau cần, ăn tiết canh, nem chạo... đây là nhóm thực phẩm có nguy cơ cao truyền bệnh sán lá gan lớn.

Một thực tế hiện nay, theo các chuyên gia , là người dân vẫn có những “cấm kỵ” khi nhắc đến các bệnh ký sinh trùng như giun, sán… là bệnh do "ăn bẩn", nên ngại nói ra, ngại đi khám. điều này sẽ khiến việc chẩn đoán, điều trị khó khăn.

Bệnh nhân nhiễm sán lá gan thường bị đau hạ sườn phải, đau thượng vị (mũi ức) dạ dày vì gan trái gần với dạ dày, nên dễ bị chẩn đoán nhầm thành đau dạ dày. sán lá gan cũng gây ra những tổn thương gan như những ổ áp xe trong gan, phá hủy tế bào gan nên có thể bị chẩn đoán nhầm thành u gan. có trường hợp bệnh nhân bị ổ áp xe gan quá lớn bị vỡ, phải mổ. nếu không cấp cứu kịp có thể bị nhiễm trùng và Tu vong.

Ngoài sán lá gan lớn, còn có sán lá gan nhỏ. Con đường để sán lá gan nhỏ đi vào cơ thể đó chính là thói quen ăn gỏi cá sống như: Cá mè, cá trắm, cá trôi… khi nhiễm sán lá gan nhỏ, thường sẽ bị viêm nhiễm đường mật, gây sỏi mật, tắc ống mật… thậm chí gây ung thư đường mật.

Thực tế tại Việt Nam, khi được các bác sỹ chẩn đoán có khối u tại gan, cần sinh thiết để chẩn đoán bệnh, không ít bệnh nhân và gia đình đã từ chối sinh thiết do lo ngại tâm lý "động dao kéo". Điều này là sai lầm. Bởi chỉ có chẩn đoán chính xác được bệnh mới có phương pháp điều trị hiệu quả.

Thu Nguyên

Tin liên quan

    Bão số 9 quật tung kính chắn, vỡ tường rào nhiều cơ sở y tế
  • 3 ca mắc COVID-19 mới, có người ở quận Đống Đa (Hà Nội) vừa về nước
  • Mắc ung thư hiếm gặp, cô gái trẻ không ngờ vì có thể sinh con khoẻ mạnh
  • Tháng sụt 7kg nhưng bụng béo ra, người phụ nữ không ngờ mắc loại bệnh do thói quen hàng ngày

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/lo-lang-vi-bong-nhien-bi-u-gan-ai-ngo-mac-loai-benh-kho-noi-tu-mon-an-trieu-nguoi-viet-ua-thich-20201028174120423.htm)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY