Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Loạn Thuốc giải độc, bổ phổi hậu Covid

Nhiều thực phẩm chức năng được rao bán trên mạng tác dụng thanh lọc phổi hậu Covid, có loại giá hơn chục triệu đồng; tuy nhiên các bác sĩ khẳng định không hiệu quả.

Chị Minh 32 tuổi ở TP HCM, được nhân viên một trung tâm chăm sóc sức khỏe tư vấn liệu trình thải độc hậu Covid với cam kết "không tác dụng phụ, khỏi hoàn toàn di chứng".

Người này tự giới thiệu là trợ lý bác sĩ, giải thích với chị minh rằng hầu như ai cũng bị tổn thương phổi sau khỏi covid. khi phổi tổn thương, việc cung cấp oxy cho cơ bắp, não bộ kém đi nên người hay mệt, khó thở, đau đầu, mất ngủ. do đó, "phương pháp của họ là tập trung thanh lọc phổi để hệ hô hấp trở về trạng thái bình thường, cơ thể khỏe mạnh sẽ giải quyết được các vấn đề hậu covid-19", chị minh thuật lời nữ nhân viên tư vấn.

Theo tư vấn, người bệnh cần xét nghiệm máu để xem đang thiếu chất gì, bác sĩ sẽ lên liệu trình truyền nhóm vi chất gồm vitamin, khoáng chất phù hợp với mỗi người. Giá của một lần truyền là 3,6 triệu đồng, bao gồm phí khám ban đầu. Nếu điều trị trong tháng 3, liệu trình 5 buổi, chị Minh được giảm giá còn 15 triệu, liệu trình 7 buổi là 18 triệu đồng.

Người nhân viên này cũng cho biết trong liệu trình truyền có chất chống oxy hóa nhằm thải hết những độc tố tích tụ trong phổi, gan, tim, thận ra ngoài. Tổ hợp vi chất này được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch tay, giống như truyền nước biển, mỗi lần truyền kéo dài một giờ. Chị Minh kể người này cam kết "truyền xong một liều sẽ thấy khỏe, tràn đầy năng lượng ngay".

Sau khi tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chị Minh quyết định không mua gói "giải độc phổi" này do không tin tưởng hiệu quả thực sự.

Trên các nền tảng mạng xã hội, để bán thực phẩm chức năng, Thuốc và liệu trình "thanh lọc phổi" hậu Covid, người bán dùng những lời quảng cáo "thần thánh" như chữa xơ phổi, xẹp phổi, giãn phế quản, liệu trình đặc biệt có một không hai giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể; Thuốc bổ phổi cực mạnh, do cô giáo trưởng khoa đông y bán... Giá sản phẩm từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu, thậm chí cả chục triệu đồng.

Anh phong 29 tuổi ở hà nội, tiền sử viêm xoang, sau covid đã dùng nhiều loại Thuốc ho, Thuốc ngậm, xịt họng, súc họng nước muối và bổ phế nhưng vẫn đau rát họng, ho nhiều. anh lo triệu chứng kéo dài này để lâu sẽ ảnh hưởng tới phổi nên muốn uống Thuốc hỗ trợ chức năng phổi hoặc thực phẩm chức năng để ít tác dụng phụ. tìm hiểu trên mạng với quá nhiều loại Thuốc, anh đâm ra hoang mang, nói rằng "lạc vào ma trận" không biết chọn loại nào. hầu hết Thuốc được người bán giới thiệu là nguồn gốc từ nước ngoài như mỹ, nhật bản, nga..., cam kết chính hãng, giá phải chăng, uống một liệu trình là sạch phổi.

Anh Phong được người quen giới thiệu viên uống bổ phổi của Australia, tác dụng long đờm, giảm ho, "bảo vệ phổi một cách tối đa và giúp thở dễ dàng hơn". Người bán cho biết Thuốc còn giúp loại bỏ các loại khí độc như bụi, khói hay hóa chất từ môi trường, chất độc trong Thuốc lá; tăng khả năng kháng khuẩn cho phổi tối đa; khôi phục lại những tế bào bị tổn thương của phổi... Thuốc giá gần 700.000 đồng một lọ. Anh cũng được tư vấn thêm Thuốc lọc phổi của Nhật, giá khoảng một triệu đồng một lọ; hoặc Thuốc của Nga, Mỹ, giá tương tự.

Anh Phong tự tìm kiếm thông tin các loại Thuốc qua mạng, nói như lạc vào ma trận với hàng trăm loại Thuốc và mức giá mỗi nói một kiểu. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh Phong tìm kiếm thông tin các loại Thuốc qua mạng, cho biết "như lạc vào ma trận" với hàng trăm loại Thuốc và mức giá mỗi nơi một kiểu. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Các bác sĩ cho rằng nhiều người lợi dụng tâm lý hoang mang, lo lắng di chứng hậu Covid để bán sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM, khẳng định "không có chuyện hậu Covid-19 phổi bị độc, không có Thuốc thanh lọc thải độc phổi, cũng không có Thuốc chuyên biệt cho hậu Covid-19". Về mặt y khoa, bác sĩ chỉ định lọc, rửa phổi trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý bụi phổi do làm việc trong môi trường quá nhiều bụi như than, kim loại. Kỹ thuật này phải được thực hiện tại bệnh viện và được cơ quan chức năng cấp phép, cách thức là bác sĩ đưa dụng cụ chuyên dụng vào phổi bệnh nhân để sục rửa.

"Lọc phổi bằng Thuốc là điều không thể", bác sĩ Khanh nói và cho rằng các loại Thuốc, thực phẩm giải độc đang được rao bán tràn lan trên mạng thực chất là Thuốc bổ phế, bài Thuốc đông y hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp, hoặc vitamin và khoáng chất... Các loại Thuốc này chỉ có thể giúp cải thiện một phần, giúp phổi khỏe hơn, ông Khanh nói thêm. Bộ Y tế đến nay chưa có khuyến cáo về việc dùng Thuốc ở bệnh nhân hậu Covid. Phác đồ điều trị cũng đang được nghiên cứu.

Kỹ thuật viên Nguyễn Ích Thưởng, Khoa Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nói rằng thông thường bệnh nhân xét nghiệm âm tính vẫn còn tồn tại một số vấn đề như ho, khó thở, khạc ho, đờm, yếu cơ, hạn chế vận động... thậm chí tâm lý bất ổn, lo lắng. "Không phải ai mắc Covid-19 cũng bị ảnh hưởng đến phổi", ông Thưởng giải thích.

Theo ông, sau khỏi Covid người bệnh còn khó thở, ho khạc đờm..., bác sĩ sẽ hướng dẫn cách can thiệp hoặc kỹ thuật tập thở để phục hồi, tăng lưu thông khí, cải thiện đường thở, cải thiện hô hấp. Trường hợp bệnh nhân có tổn thương phổi rõ ràng, phải điều trị theo phác đồ y khoa kết hợp giữa chuyên khoa hô hấp và phục hồi chức năng. Do đó, người khỏi Covid cần theo dõi biểu hiện lâm sàng, có di chứng thì đi khám đúng chuyên khoa để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng Thuốc chưa được cấp phép hay uống dự phòng Thuốc, khiến bệnh nặng hơn.

Cùng quan điểm, phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Thị Bích Đào, Bộ môn Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết ho sau khi khỏi Covid là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, ho là phản xạ có lợi, làm sạch bụi, đờm và các chất kích thích khác khỏi đường thở. Bác sĩ chỉ điều trị khi cơn ho quá nhiều ảnh hưởng tới ăn uống và giấc ngủ. Ho không nhiều, người bệnh không cần can thiệp, chỉ tập hít thở, uống nước ấm, bổ sung dinh dưỡng... để tăng đề kháng.

Thay vì dùng các biện pháp "thanh lọc phổi, bổ phổi" như trên, các bác sĩ khuyên người bệnh tập hít vào và thở ra bằng mũi, thở chậm cho đến khi hết cơn ho. Ngậm miệng và nuốt liên tục đến khi hết cơn ho hoặc uống nước ấm thành ngụm nhỏ cho đến khi cơn ho dừng. Vệ sinh miệng và cổ họng để tránh tích tụ mảng bám tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Các bước vệ sinh đúng cách là đánh răng hai lần mỗi ngày, ít nhất hai phút mỗi lần. Thay bàn chải đánh răng theo chu kỳ ba tháng. Súc miệng và họng bằng nước muối S*nh l* vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Ăn đầy đủ chất, hạn chế thức ăn cứng hay rượu, bia, Thuốc lá... do dễ kích thích niêm mạc cổ họng.

Bác sĩ hướng dẫn F0 tập thở phục hồi phổi tại nhà

Bác sĩ hướng dẫn F0 tập thở phục hồi phổi tại nhà

Bác sĩ Calvin Q Trịnh, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM (Bệnh viện 1A) hướng dẫn F0 ở nhà tập thở phục hồi phổi. Video: Bác sĩ cung cấp

Các bác sĩ cũng cho rằng hầu hết bệnh nhân mắc Covid-19 mức độ nhẹ không cần xét nghiệm khi khỏi bệnh. Người đang hồi phục sau bệnh nặng, đã xuất viện hoặc người có các triệu chứng kéo dài không giải thích được thì cần làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Khi đi khám hậu Covid-19, người bệnh nên mang theo những hồ sơ sức khỏe trước đây (nếu có) để bác sĩ tham khảo.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa hội chứng hậu Covid-19 xảy ra ở những người mắc bệnh được ba tháng, với các triệu chứng kéo dài ít nhất hai tháng mà không lý giải được bằng các chẩn đoán khác. Còn Covid kéo dài (Long-Covid) là triệu chứng của bệnh nhân khi nhiễm Covid-19 vẫn kéo dài đến ba tháng mặc dù đã khỏi bệnh.

Đổ đi chữa hậu Covid-19

Đổ đi chữa hậu Covid-19

Người dân đi khám hậu Covid. Video: Thế Quỳnh

*Tên một số nhân vật được thay đổi

Nhóm phóng viên

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/loan-thuoc-giai-doc-bo-phoi-hau-covid-4445430.html)

Tin cùng nội dung

  • Kết quả một cuộc nghiên cứu mới được công bố bởi Hiệp hội nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ cho thấy việc sử dụng thực phẩm chức năng giảm cân gia tăng khả năng mắc ung thư.
  • Chiều ngày 20/4, tại Hà Nội, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế đã phối hợp với Công ty Amway Việt Nam tổ chức Hội thảo cập nhật quy định về quản lý thực phẩm chức năng (TPCN) của các nước khu vực ASEAN.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Khi bắt đầu bước qua tuổi “băm”, lo thiếu hụt nội tiết tố nhiều chị em đã tự ý bổ sung bằng nhiều loại thực phẩm chức năng mà không có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Lợi đâu chưa thấy, chỉ thấy rằng đã có không ít người tự “rước bệnh vào thân”.
  • Lại tiếp tục có 5 Công ty vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, bị Cục An toàn thực phẩm xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 80 triệu đồng.
  • Trước những sai phạm của Công ty cổ phần Thế giới Khoa học và Tự nhiên, cơ quan chức năng đã yêu cầu công ty này phải ngừng ngay việc tiêu thụ và thu hồi toàn bộ số sản phẩm hiện còn đang lưu hành trên thị trường
  • Nhiều mẫu thực phẩm chức năng (TPCN) được kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia - Bộ Y tế cho thấy, sự thật về chất lượng của sản phẩm không như nhà sản xuất,
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Đời sống người dân Việt Nam ở các thành phố lớn ngày càng tăng cao đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng trong việc tăng cường sức khỏe,
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY